Phương pháp thay van tim và những điều bạn cần biết
Hiểu biết về bệnh van tim
Trái tim của con người có 4 van chính bao gồm van 2 lá, van động mạch chủ nằm phía bên trái và và van 3 lá, van động mạch phổi nằm phía bên phải của quả tim. Các van tim này có chức năng giữ cho dòng máu lưu thông theo một chiều, giúp tăng hiệu quả bơm máu của tim, giúp bảo vệ các buồng tim và mạch máu khỏi áp lực quá cao, giúp duy trì huyết áp.
Bệnh van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim trong tim bị tổn thương, khiến van không thể đóng mở hoàn toàn hoặc đúng nhịp, dẫn đến gián đoạn lưu thông máu trong tim. Giống như "cửa sổ" bị hỏng, van tim khiếm khuyết ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu van tim bị tổn thương, có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Các bệnh van tim thường gặp nhất là hở - hẹp van tim ngoài ra còn có vôi hóa van tim, sa van…
Bệnh van tim ảnh hưởng đến chức năng co bóp, bơm máu của tim
Tùy theo mức độ của hở van tim mà người bệnh có thể không có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc có các triệu chứng như:
- Khó thở, mệt mỏi đặc biệt là khi gắng sức, leo cầu thang, mang vác vật nặng. Trong trường hợp bệnh nặng Khó thở có thể xuất hiện khi nằm ngửa hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Phù chân, bụng do tình trạng ứ dịch do tim bơm máu yếu, đây cũng là triệu chứng của bệnh.
- Đau tức ngực, hoa mắt, chóng mặt (bệnh van tim trái) hoặc tím tái (bệnh van tim phải)
- Ho khan.
- Giảm cảm giác ngon miệng, buồn nôn.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Bệnh van tim làm giảm khả năng vận động, gắng sức của người bệnh
Các nguyên nhân gây ra bệnh van tim có thể kể đến như bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng tim, bệnh thấp tim, thoái hóa van tim, chấn thương ngực… Bệnh van tim là căn bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để giúp người bệnh có sức khỏe tốt.
Khi nào cần thay van tim? Các lưu ý sau phẫu thuật
Việc quyết định thay van tim là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình điều trị bệnh van tim, mang lại hy vọng cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bệnh van tim đều cần thay van. Người bệnh sẽ phải cần khám lâm sàng, làm các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và cần tham khảo ý kiến hội đồng chuyên khoa đánh giá trên các yếu tố trong quá trình điều trị của người bệnh như:
- Triệu chứng bệnh van tim nặng nề: Người bệnh có khó thở dai dẳng, mệt mỏi, sưng tấy, đau tức ngực, ho khan, tim đập nhanh hoặc không đều, suy tim... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe.
- Các phương pháp điều trị khác không hiệu quả: Người bệnh đã dùng thuốc, nong van tim, sửa van tim... không thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, triệu chứng tiếp tục diễn tiến nặng hơn.
- Nguy cơ biến chứng cao: Người bệnh có nguy cơ suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... do van tim bị tổn thương nghiêm trọng.
- Chất lượng cuộc sống suy giảm: Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, công việc, không thể tham gia các hoạt động yêu thích.
- Tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh: Có đủ sức khỏe để chịu đựng ca phẫu thuật và quá trình hồi phục hay không.
- Nguyện vọng của người bệnh và gia đình: Cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi đưa ra quyết định.
Phẫu thuật thay van tim rất phức tạp, không phải chỉ định ưu tiên
Sau khi đánh giá các yếu tố trên, nếu người bệnh có các vấn đề trên thì sẽ được chỉ định thay van tim. Tuy nhiên bạn cần lưu ý việc thay van tim là một ca phẫu thuật phức tạp, có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim. Người bệnh cần được tư vấn kỹ lưỡng về quá trình phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu có những bất thường sau phẫu thuật thay van tim như đau đớn, chảy máu… thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Đặc biệt, thay van tim không giúp bạn khỏi bệnh hoàn toàn, các van tim sau khi thay cũng sẽ chỉ có tuổi thọ nhất định là từ 8 - 10 năm đối với van tim sinh học và từ 20 - 25 năm đối với van tim cơ học. Vì thế sau khi thay van tim, người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả lâu dài, bảo tồn được tuổi thọ của van tim. Cụ thể:
- Sử dụng thuốc lâu dài: Thuốc chống đông máu (warfarin) là nhóm thuốc quan trọng nhất sau phẫu thuật thay van tim giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trên van tim mới hoặc trong các mạch máu xung quanh, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra người bệnh có thể sẽ phải dùng thêm một số thuốc khác để kiểm soát bệnh nền và phòng ngừa suy tim.
- Ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, như chất xơ từ rau củ quả, chất béo tốt… nên ăn nhạt. Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin thì nên tránh tuyệt đối Coenzyme Q10 và thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao đột biến như các rau họ cải, đậu, gan động vật…
- Duy trì lối sống khoa học: Tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng thoải mái…
Ngoài ra, để cải thiện bệnh van tim, giảm nguy cơ phẫu thuật thay van tin, phòng ngừa suy tim hiệu quả thì nhiều người lựa chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng tim, uy tín hơn 15 năm trên thị trường, được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thành phần chính là Đan sâm
Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ lượng tử với các thảo dược như cao Đan sâm, cao Hoàng đằng, cao Natto nên đảm bảo độ tinh sạch và hàm lượng hoạt chất sinh học cao, an toàn, lành tính, có thể kết hợp với thuốc điều trị tây y để tăng cường hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh tim được tốt hơn.
Theo khảo sát của VNEconomy, đã có gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo sử dụng sản phẩm để hỗ trợ cải thiện bệnh van tim và phòng ngừa suy tim hiệu quả nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh tim mạch, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận