Cục máu đông được hình thành từ một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị thương. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu về nguy cơ tiềm ẩn của cục máu đông. Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Cục máu đông là gì? Ai có nguy cơ mắc huyết khối?

Cục máu đông hình thành là kết quả của quá trình tự đông máu trong điều kiện sinh lý bình thường. Chúng là những cục rắn hình thành trong máu, phục vụ mục đích hữu ích là ngăn chảy máu quá nhiều khi bạn bị thương. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện trong lòng mạch, sẽ di chuyển và cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan trọng, trong đó có tim và não.

Cục máu đông thường gặp

Cục máu đông thường gặp

Thông thường, những người mắc bệnh mạch vành với sự hình thành của mảng xơ vữa thường có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông. Ngoài ra, còn những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành khối huyết, bao gồm: 

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người mắc bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, rung nhĩ.
  • Người mắc bệnh huyết áp cao.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá,...
  • Người lười vận động, tuổi cao hoặc có bệnh nền.
  • Người bị tiểu đường, mỡ máu.
  • Người có yếu tố di truyền.

Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Đối với những cục máu đông thông thường, chúng sẽ hình thành và biến mất sau khi đã hoàn thành xong “nhiệm vụ” của mình. Tuy vậy, những huyết khối bất thường sẽ xuất hiện bởi nguyên nhân khác và không biết mất. Cụ thể như sau:

Vòng đời của huyết khối bình thường

Vòng đời của cục máu đông phụ thuộc vào một chuỗi các phản ứng hóa học. Thông thường sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn hình thành nút tiểu cầu: Bình thường tiểu cầu sẽ tự do di chuyển trong lòng mạch. Khi cơ thể bị thương, chúng sẽ có xu hướng di chuyển đến khu vực đó, tự gắn kết và hình thành nút tiểu cầu.

Giai đoạn cục máu đông “lớn lên”: Tại nút tiểu cầu vừa được hình thành, các tiểu cầu sẽ được hoạt hóa và kích hoạt các yếu tố đông máu khác và tạo ra huyết khối.

Giai đoạn ức chế sự “lớn lên” của của cục máu đông: Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ngăn ngừa chảy máu của mình, nếu huyết khối tiếp lớn lên sẽ gây tắc hẹp mạch máu. Vì thế, một số protein khác sẽ được tiết ra nhằm ức chế sự phát triển của cục máu đông.

Giai đoạn cục máu đông biến mất: Khi vết thương đã lạnh lại, não bộ sẽ nhận được tín hiệu và giải phóng một loại enzym có tên gọi là plasmin (Chất chống đông tự nhiên của cơ thể) làm tan cục máu đông. Lúc này huyết khối sẽ tan dần ra, mạch máu lại trở về nguyên trạng ban đầu.

Cục máu đông bình thường sẽ biến mất sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình

Cục máu đông bình thường sẽ biến mất sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân hình thành cục máu đông bất thường

Cục máu đông được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:  

  • Khi thành mạch máu bị vỡ, bề mặt da bị tổn thương, máu tiếp xúc với các thụ thể đặc hiệu trên da hoặc mạch máu hình thành nên các cục máu đông.
  •  Do các mảng xơ vữa: Cholesterol trong máu cao sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khi chúng bị nứt ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu. 
  • Do sự bất thường dòng chảy của máu: Sự rung nhĩ cùng huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông do sự di chuyển chậm của máu. 

Triệu chứng khi có cục máu đông xuất hiện

Ngoài việc nắm bắt được các yếu tố, nguy cơ có thể hình thành huyết khối, bạn cũng phải nhận thức được các triệu chứng khi chúng xuất hiện trong cơ thể. Ở các vị trí khác nhau thì sẽ có các “tín hiệu cẩu cứu” khác nhau, cụ thể như:

  • Xuất hiện ở tim: Người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó chịu, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng. 
  • Xuất hiện tại phổi: Cũng giống như dấu hiệu tại tim nhưng người bệnh còn có thể bị ho ra máu. 
  • Xuất hiện tại bụng: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. 
  • Xuất hiện tại não: Người bệnh gặp các vấn đề về thị lực, đau đầu đột ngột, tay chân yếu dần, nói khó.
  • Xuất hiện tại tĩnh mạch tay, chân: Người bệnh cảm thấy lạnh, sưng, phù.

Cục máu đông mang lại nguy hiểm như thế nào?

Cục máu đông hình thành bên trong động mạch hoặc tĩnh mạch, nếu không tự tan ra như sinh lý tự nhiên mà “cứng đầu” ở lại sẽ gây nguy hiểm. Chúng có thể làm tắc nghẽn hoặc theo dòng máu di chuyển và ở lại trong não, tim, phổi của bạn. 

  • Não: Sự xuất hiện của cục máu đông ở đây làm tắc mạch máu não có thể gây đột quỵ, liệt hoặc tử vong.
  • Tim: Nếu cục máu đông hình thành trong hoặc mạch máu xung quanh tim sẽ cản trở lưu lượng máu nuôi tim, tim thiếu “nguồn sống”, lâu dần dẫn đến suy tim. 
  • Phổi: Cục máu đông ở tay, chân vỡ ra và di chuyển vào phổi gây tử vong do thuyên tắc phổi.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, khả năng vận động bị hạn chế. Nếu số lượng huyết khối nhiều có thể dẫn đến thiểu năng nhau thai (Không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho thai nhi), hạn chế thai nhi phát triển bình thường. 

Huyết khối - sát thủ gây đột quỵ 

Huyết khối - sát thủ gây đột quỵ 

Giải pháp khi xuất hiện cục máu đông

Huyết khối xuất hiện không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, khi có những triệu chứng bất thường hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những loại thuốc ngăn chặn hình thành huyết khối

Khi cục máu đông xuất hiện bất thường, biện pháp điều trị đầu tiên là dùng thuốc. Hai nhóm thuốc được sử dụng điển hình là: 

Warfarin và các thuốc chống đông máu kháng vitamin K: Giúp ngăn không cho hình thành huyết khối và tăng lên về kích thước nhưng không có tác dụng làm tan huyết. Hai thuốc chống đông kháng Vitamin K được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Acenocoumarol (Sintrom) và Coumadine (Warfarin).

Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Giúp ngăn cản các tiểu cầu kết tập tạo ra các nút tiểu cầu dẫn tới hình thành cục máu đông, được dùng để phòng, chống huyết khối, nghẽn mạch. Các thuốc trong nhóm thường dùng là: Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Heparin, Dipyridamole (Persantine), Prasugrel (Effient), Ticagrelor (Brilinta), Ticlopidine (Ticlid)…

Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp ngăn ngừa hình thành khối huyết. Cụ thể như: 

  • Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nếu công việc hoặc tình huống bất buộc, hãy cố gắng đứng dậy di chuyển sau mỗi giờ (nếu có thể).
  • Kiểm soát cân nặng, bạn cần giảm cân nếu đang thừa cân.
  • Kiểm soát chỉ số huyết áp, mỡ máu, tiểu đường vì những tình trạng này có thể làm tăng khả năng đông máu. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Bổ sung vitamin từ rau xanh và trái cây nhiều màu sắc giúp tăng cường hệ miễn dịch, góp phần ngăn ngừa cục máu đông: Cam, táo, hạnh nhân, khoai lang, cà rốt, cần tây, …
  • Tránh các đồ ăn nhiều chất béo xấu, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các đồ ăn sẵn. 
  • Hãy nhớ uống đủ lượng nước mỗi ngày (2 lít nước/ngày). Cơ thể quá thiếu nước sẽ làm cho máu đặc hơn, khó lưu thông. 

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ làm tan các cục máu đông 

Nhiều nghiên cứu cho thấy Nattokinase - enzym chiết xuất từ “Natto”, món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ tương lên men có tác động trực tiếp lên tơ huyết làm tan các cục máu đông trong cơ thể. Theo ông Raita Sasaki - chuyên gian JNKA, enzym nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. 

Như vậy, bên cạnh việc thiết lập một chế độ vận động, dinh dưỡng hợp lý, các bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất Nattokinase, hỗ trợ làm tan cục máu đông nhằm hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. 

Enzym nattokinase làm tan các huyết khối 

Enzym nattokinase làm tan các huyết khối 

Qua bài viết trên có thể thấy cục máu đông xuất hiện trong cơ thể không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Chúng như con dao hai lưỡi, vừa có thể bảo vệ nhưng cũng có thể tước đi mạng sống của chúng ta bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc phát hiện cục máu đông sớm rất quan trọng để ngăn chặn và tránh những biến chứng nặng nề nhất.

 

DS Hương Giang

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/symptoms-and-complications-blood-clots?utm_source=ReadNext#takeaway

https://www.healthline.com/health/symptoms-and-complications-blood-clots?utm_source=ReadNext#takeaway

https://www.hematology.org/education/patients/blood-clots

https://www.webmd.com/dvt/blood-clots

 

 

 

Bình luận