Trong các bệnh lý tim mạch, vôi hóa van tim là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này và cách cải thiện trong bài viết sau.

Tìm hiểu cơ bản về vôi hóa van tim

Vôi hóa van tim (hay còn gọi là xơ vữa van tim) là tình trạng các mảng bám canxi tích tụ trên bề mặt van tim, khiến van tim trở nên cứng và dày, ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của van. Đây là một bệnh tim mạch nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Các mảng bám canxi trên van tim thường được hình thành trên cơ chế: Khi van tim bị tổn thương sẽ giải phóng các chất gây viêm, thu hút các tế bào bạch cầu đến van tim. Các tế bào bạch cầu nuốt cholesterol LDL và các chất béo khác trong máu, hình thành các mảng bám trên van tim. Theo thời gian, các mảng bám này bị tích tụ canxi và gây nên tình trạng vôi hóa van tim.

Hình ảnh van tim bị vôi hóa.webp

Hình ảnh van tim bị vôi hóa

Các nguyên nhân gây vôi hóa van tim

Vôi hóa van tim có thể được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Quá trình lão hóa: Theo thời gian, van tim có thể bị lão hóa, khiến các mô van trở nên yếu và dễ bị tổn thương. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây vôi hóa van tim, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Cholesterol cao: Mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao trong máu có thể tích tụ trên van tim, hình thành các mảng bám canxi gây vôi hóa van tim.
  • Huyết áp cao: Sự tăng áp lực của dòng máu lên van tim có thể làm tổn thương van tim. Huyết áp cao không kiểm soát được trong thời gian dài có thể dẫn đến vôi hóa van tim.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm hỏng các mô van tim, khiến van tim dễ bị vôi hóa. Các chất độc hại trong thuốc lá có thể tích tụ trên van tim, thúc đẩy quá trình hình thành mảng bám canxi.
  • Tiểu đường: Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm vôi hóa van tim.
  • Bệnh thận: Bệnh thận làm rối loạn cân bằng các chất điện giải trong máu, dẫn đến tổn thương các mô van tim, làm tăng nguy cơ van tim bị vôi hóa.

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn một số yếu tố nguy cơ như di truyền hoặc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và lupus cũng có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa van tim.

Tuổi tác, lão hóa là nguyên nhân gây vôi hóa van tim.webp

Tuổi tác, lão hóa là nguyên nhân gây vôi hóa van tim

Triệu chứng và biến chứng của vôi hóa van tim

Vôi hóa van tim thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện khi gắng sức, khi nằm ngửa hoặc khi đi bộ.
  • Mệt mỏi đặc biệt là khi gắng sức.
  • Đau ngực âm ỉ, ho thường xuất hiện khi gắng sức hoặc khi nằm ngửa và giảm bớt khi ngồi dậy.
  • Đau nhức đầu, chóng mặt. 
  • Phù nề ở chân và mắt cá chân: Do ứ đọng dịch trong cơ thể.

Vôi hóa van tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Hẹp van tim: Các mảng bám canxi tích tụ trên van tim có thể khiến van tim bị thu hẹp, hạn chế lưu lượng máu qua van.
  • Hở van tim: Các mảng bám canxi tích tụ trên van tim có thể khiến van tim bị biến dạng, cong vẹo hoặc rách, dẫn đến hở van, khiến cho máu chảy ngược trở lại tâm nhĩ sau mỗi lần co bóp của tâm thất. Điều này cũng có thể dẫn đến suy tim.
  • Suy tim: Khi van tim bị hẹp hoặc hở do vôi hóa van, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, theo thời gian có thể dẫn đến suy tim. Suy tim có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, sưng tấy ở chân và mắt cá chân.
  • Đột quỵ: Vôi hóa van tim có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể gây ra các triệu chứng như tê liệt hoặc yếu một bên cơ thể, nói khó khăn, lú lẫn và mất ý thức.
  • Nhồi máu cơ tim: Vôi hóa van tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực dữ dội, khó thở, buồn nôn và đổ mồ hôi.

Vôi hóa van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.webp

Vôi hóa van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị vôi hóa van tim

Lựa chọn phương pháp điều trị vôi hóa van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Vôi hóa van tim được chia thành nhiều giai đoạn, từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn nhẹ, có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, van tim bị hẹp hoặc hở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lưu thông máu, cần phải điều trị bằng thuốc, can thiệp tim mạch hoặc phẫu thuật.
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh: Người bệnh cao tuổi hoặc có các bệnh lý khác có thể không đủ sức khỏe để các thủ thuật điều trị xâm lấn.
  • Mức độ nguy cơ biến chứng: Người bệnh có nguy cơ cao biến chứng do vôi hóa van tim (như suy tim, đột quỵ) có thể cần được điều trị tích cực hơn.

Các phương pháp điều trị vôi hóa van tim phổ biến như:

  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giảm ứ đọng dịch trong cơ thể, thuốc giãn mạch để giảm gánh nặng cho tim và thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Phẫu thuật thay van tim: Trong trường hợp vôi hóa van tim nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay van tim. Phẫu thuật thay van tim có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
  • Can thiệp tim mạch: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật can thiệp tim mạch như đặt stent hoặc bóng nong van tim để điều trị vôi hóa van tim.

Ngoài ra, người bệnh vôi hóa van tim cũng cần theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên, kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết. Người bệnh cũng nên bỏ hút thuốc lá, không dùng rượu bia và giảm căng thẳng để giúp kiểm soát bệnh tim mạch được tốt hơn. 

Ăn uống lành mạnh, khoa học giúp kiểm soát bệnh tim mạch tốt hơn.webp

Ăn uống lành mạnh, khoa học giúp kiểm soát bệnh tim mạch tốt hơn

* Giải pháp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa biến chứng tim mạch do vôi hóa van tim từ thảo dược

Vôi hóa van tim là một căn bệnh đa phần do sự lão hóa, thường gặp ở người cao tuổi. Đây là đối tượng nhạy cảm, có nguy cơ cao gặp nhiều biến cố tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vi thế bên cạnh các phương pháp điều trị vôi hóa van tim kể trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dùng thêm các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim và phòng ngừa suy tim. 
Sản phẩm thảo dược thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng tim được ứng dụng công nghệ lượng tử, uy tín hơn 15 năm trên thị trường, được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chính lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh tim mạch hiện nay. 
Sản phẩm có thành phần là các thảo dược quý như cao Đan sâm, cao Hoàng đằng, cao Natto kết hợp thêm L - carnitine và Magie. Đây đều là những thành phần nổi tiếng với rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị bệnh vôi hóa van tim, phòng ngừa hở - hẹp van tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sản phẩm an toàn, lành tính, có thể kết hợp với thuốc điều trị tây y để tăng cường hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh tim được tốt hơn. 

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thành phần chính là Đan sâm.webp

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thành phần chính là Đan sâm

>>> Xem thêm: Ích Tâm Khang - Công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng 2024

Theo khảo sát của VNEconomy, đã có gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm và đánh giá đây là sản phẩm được tin dùng số 1 trong dòng sản phẩm hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim tại Việt Nam. Mới đây sản phẩm cũng được nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu mạnh quốc gia 2024 nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo sử dụng sản phẩm để hỗ trợ cải thiện bệnh vôi hóa van tim và phòng ngừa suy tim hiệu quả nhé. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh tim mạch, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận