Bệnh polyp túi mật nên ăn gì?
Tôi bị polyp túi mật thì nên ăn gì để bệnh không nặng thêm?
Chào bạn,
Mặc dù những người bị polyp túi mật không cần kiêng khem quá nhiều nhưng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng góp phần không nhỏ, giúp cải thiện tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.
Polyp túi mật chủ yếu là do cholesterol cấu thành. Mặt khác, quá trình phát triển polyp có thể gây ứ trệ dịch mật, làm thiếu dịch mật xuống ruột để hấp thu chất béo. Vì lẽ đó mà bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau, đầy trướng bụng, chậm tiêu, đắng họng, lợm giọng… Để giảm thiểu các triệu chứng này, cũng như làm chậm quá trình phát triển của polyp, bạn nên lựa chọn các thực phẩm sau
- Trái cây tươi, hoa quả là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin thiết yếu
- Nên ăn lòng trắng trứng thay vì lòng đỏ bởi vì chúng có ít cholesterol
- Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo
- Nên lựa chọn tinh bột có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…để giúp làm giảm hấp thu cholesterol trong bữa ăn
- Thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm như cá, đậu, đỗ, các loại thịt có màu trắng…
- Nên sử dụng nguồn chất béo tốt đến từ các loại quả hạch (quả hồ đào, hạnh nhân, óc chó...), hoặc chất béo có trong cá biển, và các loại thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ...
Chúc bạn khỏe mạnh!
Mặc dù những người bị polyp túi mật không cần kiêng khem quá nhiều nhưng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng góp phần không nhỏ, giúp cải thiện tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.
Polyp túi mật chủ yếu là do cholesterol cấu thành. Mặt khác, quá trình phát triển polyp có thể gây ứ trệ dịch mật, làm thiếu dịch mật xuống ruột để hấp thu chất béo. Vì lẽ đó mà bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau, đầy trướng bụng, chậm tiêu, đắng họng, lợm giọng… Để giảm thiểu các triệu chứng này, cũng như làm chậm quá trình phát triển của polyp, bạn nên lựa chọn các thực phẩm sau
- Trái cây tươi, hoa quả là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin thiết yếu
- Nên ăn lòng trắng trứng thay vì lòng đỏ bởi vì chúng có ít cholesterol
- Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo
- Nên lựa chọn tinh bột có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…để giúp làm giảm hấp thu cholesterol trong bữa ăn
- Thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm như cá, đậu, đỗ, các loại thịt có màu trắng…
- Nên sử dụng nguồn chất béo tốt đến từ các loại quả hạch (quả hồ đào, hạnh nhân, óc chó...), hoặc chất béo có trong cá biển, và các loại thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ...
Chúc bạn khỏe mạnh!
Bình luận