Bố tôi năm nay 72 tuổi bị mắc bệnh sỏi bùn túi mật tạo thành đám kích thước 20x24 mm nhưng có bị cả tiểu đường và rối loạn mỡ máu nữa. Xin hỏi bệnh của bố tôi có nguy hiểm không, hướng điều trị như thế nào?

Tiểu đường và mỡ máu là các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Vì nếu nếu bị sỏi mật kèm theo tiểu đường và mỡ máu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Cách điều trị sỏi mật kèm tiểu đường mỡ máu

Trước mắt, bố bạn cần điều trị tốt các bệnh tiểu đường và mỡ máu để kiểm soát được đường huyết và giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn việc hình thành thêm sỏi mới.

Sỏi bùn túi mật của bố bạn tạo thành đám kích thước tương đối lớn nhưng nếu sỏi chưa gây đau bụng, khó tiêu hay nôn, sốt thì chưa nguy hiểm, chỉ cần thăm khám định kỳ để theo dõi kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Còn trong trường hợp, thường xuyên bị đau bụng, sốt cao hay vàng da thì bố bạn có thể cần phải sử dụng thuốc điều trị, thậm chí phải phẫu thuật cắt túi mật.

Ngoài ra, bạn có thể cho bố sử dụng thêm 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo tốt cho gan mật để giúp tống đẩy sỏi bùn túi mật ra ngoài, ngăn ngừa hình thành sỏi mới và phòng tránh biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật sau này.

Chế độ ăn tốt nhất cho người sỏi mật, tiểu đường, mỡ máu

Trong chế độ ăn hàng ngày, bố bạn cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như thịt đỏ; mỡ, da, phủ tạng động vật; trứng gà, các đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, xúc xích, bơ, pho-mai, sữa nguyên kem… nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu thực vật, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương… Với chất đạm nên sử dụng những chất đạm dễ tiêu có trong thịt gia cầm, cá, thịt nạc và đạm thực vật. Ngoài ra, bố bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas… thay vào đó bổ sung nhiều chất xơ và vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt.

Chúc bố bạn nhiều sức khỏe!

 

Bình luận