Viêm túi mật (Cholecystitis) là tình trạng viêm xảy ra trong túi mật – cơ quan nhỏ nằm gần gan giúp dự trữ dịch mật. Khi bạn ăn chất béo, não bộ sẽ truyền tín hiệu mở cơ vòng Oddi để dịch mật chảy từ túi mật xuống ruột non để tiêu hóa. Vì lý do nào đó, dịch mật bị tắc nghẽn không lưu thông được, tích tụ lại trong túi mật, gây sưng, đau và nhiễm trùng. Viêm túi mật chia làm hai loại là cấp và mạn tính.

Viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính xuất hiện đột ngột với các cơn đau nặng hạ sườn phải. Cơn đau thường kéo dài trên 6 giờ. Hơn 95% số trường hợp viêm túi mật cấp tính có sỏi mật.

Một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm túi mật cấp không do sỏi (acalculous), xảy ra sau một ca phẫu thuật lớn vùng bụng hoặc:

- Biến chứng sau chấn thương nặng, bỏng nặng hoặc nhiễm trùng huyết.

- Người bệnh phải truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong một thời gian dài.

- Người ăn chay trường kỳ.

Viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật diễn ra trong thời gian dài được gọi là viêm túi mật mạn. Hầu hết các trường hợp viêm túi mật mạn là hậu quả do sỏi mật và các đợt viêm túi mật cấp trước đó.

Viêm túi mật mạn tính xảy ra khi sỏi mật va chạm vào thành túi mật gây xước xát, được đặc trưng bởi các cơn đau bên hạ sườn phải, lặp đi lặp lại theo nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng viêm kéo dài làm cho thành túi mật dày lên, giảm khả năng co bóp, túi mật dần bị teo nhỏ lại, đồng thời mất chức năng cô đặc, lưu trữ và tống xuất dịch mật. Viêm túi mật mạn tính cũng có thể gây sẹo và vôi hóa túi mật (còn gọi là túi mật sứ).

Soi-mat-la-nguyen-nhan-chinh-gay-viem-tui-mat

Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm túi mật

Triệu chứng của viêm túi mật

1/ Triệu chứng viêm túi mật cấp tính

Cơn đau do viêm túi mật cấp tương tự như cơn đau quặn mật nhưng nặng hơn và kéo dài lâu hơn (6 – 12 tiếng). Đau đỉnh điểm sau 15 – 60 phút, thường xảy ra ở bụng trên bên phải, có thể lan lên xương bả vai phải hoặc lưng phải. Cơn đau có thể trở nên dữ dội, người bệnh cảm nhận rõ rệt khi dùng tay ấn vào vùng bụng có túi mật. Hít thở sâu chỉ làm cho cơn đau nặng thêm. Ngoài đau, người bệnh sẽ thấy buồn nôn và ói mửa.

Trong vòng một vài tiếng, các cơ bụng bên phải sẽ cứng lại, 1/3 số người bệnh bị sốt tới 38 độ C và có thể kèm theo rét run.

Thông thường, triệu chứng viêm túi mật cấp sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày và hoàn toàn tự khỏi trong 1 tuần. Nếu sau đó triệu chứng vẫn còn hoặc trở nặng hơn, rất có thể người bệnh đã bị biến chứng. Viêm túi mật cấp có thể gây áp xe hoặc thủng túi mật. Khi túi mật bị thủng, sỏi có thể lọt ra ngoài và chèn ép vào ruột non, gây đau bụng dữ dội, đầy hơi.

2/ Triệu chứng viêm túi mật không do sỏi

Viêm túi mật acalculous thường gây ra các cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng bụng trên. Những người mắc bệnh này thường rất yếu, không có khả năng giao tiếp rõ ràng (do đang bị mắc bệnh nặng hoặc chấn thương nặng khác). Bởi vậy, viêm túi mật không do sỏi thường bị bỏ qua.

Đôi khi, viêm túi mật không do sỏi chỉ gây ra một triệu chứng duy nhất, chẳng hạn như chướng bụng, bụng sưng đau hoặc sốt không rõ nguyên nhân. Nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ tử vong lên tới 65%.

Dau-ha-suon-phai-la-trieu-chung-thuong-gap-khi-bi-viem-tui-mat

Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp khi bị viêm túi mật

3/ Triệu chứng viêm túi mật mạn tính

Những người bị viêm túi mật mạn tính thường bị đau theo chu kỳ. Không giống như viêm túi mật cấp, người bị viêm túi mật mạn hiếm khi bị sốt. Các cơn đau cũng ít nghiêm trọng hơn và không kéo dài.

Chẩn đoán viêm túi mật

Viêm túi mật cấp và mạn tính được chẩn đoán dựa vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm hình ảnh:

- Siêu âm bụng

- Xạ hình gan mật (Hida scan)

- Xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan.

- Xét nghiệm đo tế bào bạch cầu, nếu thấy tăng chứng tỏ có viêm, áp xe hoặc hoại tử túi mật.

- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng (CT - scan)

Điều trị viêm túi mật

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị viêm túi mật phụ thuộc vào triệu chứng và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Với các trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần nhịn ăn một thời gian, chất dinh dưỡng và kháng sinh sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch, kết hợp với uống thuốc giảm đau.

Trong các trường hợp sau, túi mật sẽ được cắt bỏ trong vòng 24 – 48 giờ kể từ khi nhập viện:

- Chẩn đoán chính xác là viêm túi mật cấp tính trong quá trình phẫu thuật vùng bụng.

- Viêm túi mật ở người cao tuổi hoặc bị mắc bệnh đái tháo đường.

- Viêm túi mật đã dẫn đến biến chứng hoại tử túi mật, thủng túi mật…

- Người bị viêm túi mật không sỏi.

Trong trường hợp viêm túi mật tái diễn nhiều lần, túi mật bị vôi hóa thì người bệnh sẽ được cắt bỏ túi mật sau khi các triệu chứng thuyên giảm.

Sỏi là nguyên nhân thường gặp gây viêm túi mật. Vậy để phòng ngừa viêm túi mật tái diễn, sỏi phải được điều trị để hạn chế sự phát triển, làm giảm nguy cơ gây ứ đọng dịch mật, tốt hơn nữa là tống xuất được sỏi ra ngoài. Tuy không thể phủ nhận hoàn toàn lợi ích của Tây y, nhưng nhiều công trình nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ những tác động toàn diện, khó thay thế của 8 thảo dược: Diệp hạ châu, Nhân trần, Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá trong điều trị sỏi mật. Chúng không chỉ mang lại lợi ích trước mắt đối với bệnh sỏi mật, về lâu dài, sự kết hợp này còn có thể tác động đến một phần yếu tố cơ địa, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống gan mật, ngăn ngừa trực tiếp tới nguyên nhân gây sỏi mà phương pháp tây y có thể tác động.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:
http://www.webmd.com
http://www.merckmanuals.com

Bình luận