Bệnh sỏi mật thường tiến triển âm thầm, lặng lẽ khiến người bệnh khó phát hiện ra bệnh. Đặc biệt các triệu chứng của sỏi túi mật thường không điển hình, khó nhận biết. Thế nhưng nếu để ý kỹ, bạn có thể nhận biết sớm căn bệnh này, từ đó bảo tồn được túi mật của mình

Sỏi túi mật có những triệu chứng như thế nào? 

Thống kê dịch tễ cho thấy, có đến 20% người trưởng thành ở Việt Nam bị sỏi mật và trong đó phần lớn là sỏi túi mật

Tuy nhiên, khi được chẩn đoán thì đa phần người bệnh không biết bệnh lý này và có nhiều băn khoăn như bệnh sỏi túi mật là gì, sỏi túi mật nằm ở đâu hay bị sỏi túi mật có nguy hiểm không… Đó là do triệu chứng sỏi túi mật không điển hình, thậm chí nhiều trường hợp phát hiện khi sỏi còn chưa có dấu hiệu bất thường.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể gặp phải một trong các triệu chứng của bệnh sỏi túi mật dưới đây:

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn 

Đây là triệu chứng bệnh sỏi túi mật phổ biến nhất. Người bệnh có thể cảm thấy: Đầy trướng bụng, chậm tiêu, khó tiêu, chán ăn, sợ các món ăn nhiều dầu mỡ, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, táo bón hay tiêu chảy... 

Những triệu chứng của sỏi túi mật kể trên thường bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày và làm người bệnh dễ chủ quan, bỏ qua không đi khám hoặc thực hiện các siêu âm cần thiết.

Chán ăn và rối loạn tiêu hoá là triệu chứng sỏi túi mật phổ biến

Đau hạ sườn phải

Sỏi túi mật thường đau ở vùng hạ sườn phải (khu vực góc phần tư phía trên bên phải của bụng) - gần vị trí túi mật. Tuy nhiên cơn đau có thể lan rộng ra các vùng xung quanh như thượng vị, thậm chí lan ra lưng khiến nhiều người nhầm lẫn là đau dạ dày hay đau sỏi thận.

Triệu chứng đau sỏi túi mật không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có thể chỉ là tưng tức ở mạn sườn phải nhưng cũng có khi đau dữ dội, khiến người bệnh phải lăn lộn từ bên trái qua bên phải và chỉ đỡ hơn khi nằm ở tư thế gập chân vào bụng hoặc chổng mông lên trời.

Cơn đau sỏi túi mật có thể diễn ra từ 15 phút đến vài giờ. Chúng thường xuất hiện sau các bữa ăn tối có nhiều dầu mỡ hoặc khi nằm ngủ khiến người bệnh thức dậy vào ban đêm. Nghiêm trọng hơn, cơn đau hạ sườn phải có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng sỏi kẹt cổ túi mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp...

Sỏi túi mật gây đau bụng vùng phía trên bên phải

Sốt, vàng da, người ớn lạnh

Các biểu hiện sốt cao > 30 độ C, ớn lạnh kèm với vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu, ngứa ngáy trên da thường là dấu hiệu cảnh báo biến chứng sỏi túi mật (túi mật, đường mật bị viêm hoặc sỏi kẹt trong cổ túi mật). 

Mức độ vàng da sẽ tùy thuộc vào mức độ sỏi gây ứ trệ dịch mật. Thông thường dịch mật bị ứ trệ càng lâu, mức độ vàng da càng tăng.

Bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng bị sỏi túi mật kết hợp với cách phát hiện sỏi mật bằng siêu âm để chẩn đoán chính xác bệnh. Bởi không phải người bệnh nào cũng có triệu chứng. Có trường hợp bị nhiều sỏi túi mật nhưng chưa thấy bất thường, nhưng có trường hợp đã biểu hiện dữ dội khi trong túi mật chỉ có vài viên sỏi nhỏ. 

Sốt cao, vàng da, người ớn lạnh là một trong số các triệu chứng của sỏi mật

Nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng của sỏi túi mật là:

  • Quá trình co bóp tống đẩy dịch mật xuống đường tiêu hóa của túi mật làm cho những viên sỏi nằm trong túi mật cọ xát, làm tổn thương hoặc viêm thành niêm mạc túi mật, gây đau bụng, sốt cao.
  • Sỏi mắc kẹt trong túi mật khiến dịch mật ứ trệ, tăng áp lực bên trong túi mật và gây đau. Lúc này, lượng mật bị ứ trong túi mật, trong gan sẽ chuyển hướng ngấm vào máu và gây vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu vàng.

Phải làm gì khi có các triệu chứng sỏi túi mật?

Triệu chứng sỏi túi mật có thể xuất hiện nhiều lần, tái đi tái lại. Do vậy, người bệnh cần nắm bắt cả cách làm giảm triệu chứng ngắn hạn, dài hạn cũng như cách giúp phòng ngừa các biểu hiện này tái phát.

Cách làm giảm triệu chứng sỏi túi mật tạm thời

Ngay khi có các triệu chứng sỏi túi mật, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Sử dụng thuốc chống co thắt cơ trơn, tuy nhiên việc sử dụng các thuốc giảm đau nhất thiết phải được sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
  • Thay đổi tư thế nằm cong gập người và sử dụng túi chườm ấm chườm vào bụng để giảm cơn đau sỏi mật.
  • Dùng vài muỗng canh giấm táo pha với 200ml nước ấm uống.

Cách cắt triệu chứng sỏi túi mật lâu dài

Để cắt các triệu chứng của bệnh sỏi túi mật lâu dài thì trong Tây y, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật bằng nội soi hoặc mổ hở. Tuy nhiên sau khi không còn túi mật, người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hoá từ vài tháng đến vài năm, kèm theo đó là nguy cơ sỏi tái phát trong đường mật và có thể phải tiếp tục phẫu thuật.

Những hạn chế trong việc cắt triệu chứng bệnh sỏi túi mật lâu dài trong Tây y là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các thảo dược quý giúp bào mòn sỏi tự nhiên. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến bài thuốc từ 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu tại viện 103: Sài Hồ, Hoàng Bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Uất kim, Chi tử cùng công nghệ lượng tử, tạo thành công thức hiện đại, tiện dụng cho người bệnh để cắt các triệu chứng sỏi mật lâu dài với tác dụng:

  • Đẩy lùi tình trạng đau bụng, đầy chướng, khó tiêu, vàng da, sốt, ớn lạnh, đau hạ sườn phải,... chỉ sau 3-5 tuần sử dụng.
  • Thời gian sử dụng từ 3-6 tháng đã bắt đầu có hiệu quả giảm kích thước túi mật
  • Hiệu quả với mọi kích thước sỏi mật, sỏi gan, sỏi đường mật trong gan, polyp túi mật
  • An toàn, không gây tác dụng phụ mà lại hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện triệu chứng sỏi bùn túi mật
  • Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nên ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật, giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật.

Bát bảo thảo dược giúp tan sỏi mật, tránh viêm đường mật

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về các triệu chứng của sỏi túi mật. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc đừng ngần ngại hãy để lại thông tin để được đội ngũ chuyên gia tư vấn sớm nhất cho bạn.

 

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận