Sống chung với suy tim không còn là nỗi sợ hãi
Mặc dù rất khó khăn để chấp nhận tin mình bị suy tim, nhưng nó hoàn toàn không có nghĩa là cuộc sống của bạn đã kết thúc. Trong hai thập kỷ qua, nền y học đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong điều trị suy tim. Với thuốc điều trị, các phương pháp phẫu thuật hiện đại và việc duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh suy tim hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với suy tim.
Chúng tôi đã nói chuyện với các thành viên trong hội Mended Hearts - những người đã phải đối mặt với chẩn đoán suy tim nhưng vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh và trọn vẹn. Và đây là cách họ đã làm điều đó…
Sống khỏe với suy tim là hoàn toàn có thể nếu bạn có phương pháp điều trị phù hợp
Ba chữ cái làm nên thành công cho người bệnh suy tim
Sam Pittard cho biết ông đã xuất hiện những cơn đau tim trong nhiều năm trước. Đến năm 2016, ông mới được chẩn đoán mắc chứng suy tim sung huyết sau biến chứng của ca phẫu thuật thay van động mạch chủ. Nhưng chỉ 6 tháng sau, tim của ông đã hoạt động trở lại bình thường. Đâu là điều làm nên kỳ tích này?
Pittard, 78 tuổi cho biết: “Vợ tôi, Judy, đã giới thiệu cho tôi một từ tên là 'MED', viết tắt của Thuốc, Tập thể dục và Chế độ ăn uống”. Trong gần một năm, ông đã chăm chỉ viết nhật ký, ghi lại những gì ông đã ăn trong mỗi bữa ăn, thời điểm ông uống thuốc và thời lượng tập thể dục của mình.
Ông cho rằng việc ăn uống lành mạnh gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, hạn chế lượng tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh đồ ngọt, tránh thuốc lá, giảm căng thẳng là chìa khóa để sống sót. Ông cũng tuân thủ uống tất cả các loại thuốc được chỉ định.
Mặc dù không thể tập thể dục một thời gian sau khi phẫu thuật nhưng ông đã đặt mục tiêu trở lại với nó ngay khi bác sĩ chấp thuận. Ông cho biết “Mọi thứ tôi đọc được về việc hồi phục sau phẫu thuật tim là bạn phải tập luyện cơ bắp của mình, và cơ quan trọng nhất trong cơ thể là trái tim của bạn”. Bác sĩ của ông cũng đồng ý: “Hoạt động thể chất là một phần quan trọng giúp tim bạn khỏe hơn và giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất”. Ngay khi được bác sĩ cho phép tập thể dục, ông Pittard đăng ký một khóa phục hồi chức năng tim và dần dần, ông đã có thể đi dạo và bắt đầu sử dụng máy tập tạ để rèn luyện sức mạnh hai lần một tuần.
Nhờ thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục, ông đã giảm được hơn 44 kg. Cũng có những lúc ông tăng cân trở lại một chút (ví dụ như khi gia đình ông đi du lịch), nhưng vẫn duy trì cân nặng trở lại ngay khi có thể.
Đặc biệt, sự hỗ trợ tích cực từ những người xung quanh cũng rất quan trọng. Vợ ông, Judy, là một người sống sót sau bệnh tim. Và giờ bà cùng Pittard vẫn tiếp tục động viên nhau, cả hai đều là thành viên hoạt động tích cực trong hội những người mắc bệnh tim.
Giờ đây, khả năng bơm máu của Pittard đã trở lại mức bình thường và ông sẽ sớm thảo luận với bác sĩ về việc loại bỏ hoặc giảm một số loại thuốc điều trị.
Việc duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục và có một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp ích cho những người bị suy tim mà còn ngăn ngừa suy tim trước khi nó xảy ra và giúp những người mắc các bệnh tim khác kiểm soát sức khỏe của họ.
Tập thể dục là điều thiết yếu làm nên thành công trong quá trình điều trị suy tim
Chữa lành toàn diện mới là giải pháp cho người bệnh tim
Mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn hoàn toàn, Keri Fletcher đã phải đặt máy điều hòa nhịp tim khi cô 36 tuổi. Sau đó 8 năm, cô được chẩn đoán mắc bệnh suy tim. Bác sĩ đã kê đơn thuốc để điều trị bệnh, nhưng huyết áp và phân suất tống máu của cô giảm quá thấp nên bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để cấy máy khử rung tim cho cô.
Sau khi tiến hành cấy máy, cô phải hạn chế hoạt động trong khoảng 6tháng, vì vậy cô tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Cô nói:“Tôi đã ngừng ăn thực phẩm chế biến sẵn và giảm lượng muối. Thay vào đó tôi tăng cường ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá”.
Cô cũng tham gia một khóa hồi phục chức năng tim vì cho rằng “nó không chỉ đơn thuần là liệu pháp vật lý trị liệu”. Trong thời gian phục hồi chức năng tim, cô đã học được cách dinh dưỡng giúp ích cho sức khỏe tim mạch, những loại thực phẩm góp phần làm tăng huyết áp và cholesterol, cách kiểm soát huyết áp, chỉ số cholesterol và cách lắng nghe cơ thể khi tập thể dục. Fletcher nói: “Đó là một chương trình toàn diện, dạy cho bạn mọi thứ để trở thành một bệnh nhân chiến thắng”.
Một bài học quý giá khác là cách đối phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc. “Tôi đã bị trầm cảm khi làm việc quá sức, lo cho con nhỏ ở thời điểm tuổi còn quá trẻ” cô nhớ lại. Sau đó, cô đã nói chuyện với mục sư để cải thiện tinh thần đồng thời nhận nuôi một chú chó Labrador đen bởi nó có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm căng thẳng hiệu quả.
Mục tiêu hồi phục của Fletcher là tự chữa lành toàn bộ cả về thể chất và tinh thần. Đến nay là 40 tuổi, máy khử rung tim đã theo và giúp cô được kiểm soát được bệnh tình của mình. Siêu âm tim gần đây cũng cho thấy phân suất tống máu của cô đã trở về bình thường.
Fletcher nói. “Điều quan trọng là mọi người, bao gồm cả bản thân tôi, phải biết rằng mặc dù trái tim của bạn không hoạt động tốt như nó có thể, nhưng vẫn còn rất nhiều cách để duy trì sự sống.”
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là chìa khóa quyết định hiệu quả chữa bệnh tim
Mùa hè năm ngoái, ông Pat Patton (60 tuổi) được chẩn đoán mắc chứng suy tim sung huyết. Sau đó, ông đã phải bắc cầu động mạch 4 lần và tiến hành một cuộc phẫu thuật lắp đặt máy khử rung tim (ICD). Mặc dù là quá sức nhưng Patton đã trở lại với công việc cố vấn tài chính của mình sau 5 tuần phẫu thuật.
Thư giãn tâm lý và lạc quan sẽ giúp điều trị suy tim hiệu quả hơn
Vì vậy, ông ấy luôn nhắc bản thân rằng mình cần uống thuốc hàng ngày đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ông cũng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc ăn giảm muối, loại bỏ các thực phẩm nhiều muối như thịt xông khói. Ông nấu ăn và ăn ở nhà nhiều hơn, khi phải ăn ngoài hoặc gọi món, ông rất cẩn thận lựa chọn thức ăn được chế biến không có muối. Patton thậm chí còn sử dụng đồng hồ theo dõi được lượng muối được đưa vào cơ thể. “Nếu đồng hồ của tôi bị thắt lại một chút, tôi biết mình cần phải ngừng ăn ngay lập tức” ông nói.
Tập thể dục cũng là điều ông cực kỳ tuân thủ. Ông tham gia vào khóa phục hồi tim giúp làm quen với việc tập luyện.“Trong thời gian phục hồi chức năng tim, tôi cảm thấy rất thoải mái khi có người theo dõi nhịp tim của tôi, nếu có vấn đề gì xảy ra khi tôi đang sử dụng máy, thì nhân viên ở đó sẽ hỗ trợ ngay” ông nói. Patton hiện tập luyện theo lớp phục hồi 6 ngày một tuần, kéo dài đến thứ 7 và dạy Aikido - một môn võ thuật Nhật Bản, 2 lần một tuần.
Nghe có vẻ hơi nhiều, nhưng Patton đảm bảo rằng ông sẽ không lạm dụng nó.“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nhận ra rằng bạn giống như con người trước đây, chỉ một số hoạt động mới nên hạn chế” ông nói.
Pittard, Fletcher, Patton là ba trong số hàng triệu người bệnh đang chiến đấu với suy tim. Nhưng nó sẽ không còn là bản án tử hình nếu người bệnh đủ can đảm đối diện và tự tìm cho mình một giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn: mendedhearts.org
Bình luận