Một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đã khiến cuộc sống của vợ chồng bà Sue Hawkesworth (63 tuổi, Worcestershire) bị đảo lộn hoàn toàn. Dưới đây là chia sẻ của bà Sue về quá trình gặp cơn đau tim của chồng mình.

Nhồi máu cơ tim không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn cả những người thân

Nhồi máu cơ tim không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn cả những người thân

Ký ức về đêm mà Sue Hawkesworth nghĩ chồng mình sẽ ra đi mãi mãi chưa bao giờ thôi ám ảnh bà suốt hai năm qua. Đó là đêm mà ông Tim, 64 tuổi - chồng của bà lên cơn nhồi máu cơ tim, chỉ vài ngày sau khi ông bị thiếu máu não thoáng qua. Bà Sue cho biết: Đột nhiên, người đàn ông mạnh mẽ của tôi trở thành một bệnh nhân và kéo theo cả tôi cũng trở thành một nạn nhân nữa.

Cơn đột quỵ nhỏ, tác động lớn

“Những nỗi sợ hãi sẽ không bao giờ biến mất. Và tôi phải tìm cách đối phó với điều đó”

Trải nghiệm đau thương đầu tiên của bà là chứng kiến cơn thiếu máu não thoáng qua của chồng: “Ngay lập tức tay và chân chồng tôi bị tê liệt, giọng nói ú ớ. Rất may, chúng chỉ kéo dài mười phút. Nhưng nỗi sợ hãi, lo lắng nó sẽ tái phát luôn theo tôi sau đó” Sue nói. “Nhưng tôi biết, nỗi sợ hãi đó sẽ không bao giờ biến mất. Và tôi phải tìm cách đối phó với nó với tư cách là một người thân bên cạnh chồng tôi chứ không phải một người bệnh”.

Cơn nhồi máu cơ tim xảy đến

Bà Sue đã gọi xe cấp cứu ngay khi thấy các triệu chứng của chồng. Các xét nghiệm của bệnh viện xác nhận ông bị thiếu máu não thoáng qua và cần theo dõi thêm vài ngày tại nhà nữa.

Nỗi sợ hãi sẽ không bao giờ biến mất nếu bạn không tìm cách đối phó

Nỗi sợ hãi sẽ không bao giờ biến mất nếu bạn không tìm cách đối phó

Lần sau đó, Sue cảm thấy bình tĩnh hơn khi chồng bà lên cơn nhồi máu cơ tim. “Lúc đó khoảng 1h30 sáng, tôi đang ở tầng dưới làm việc, ông ấy đi đến đầu cầu thang và nói mình đang bị đau tim”, bà kể lại. “Tôi đã gọi xe cấp cứu và tự nghĩ: Chúng tôi có thể làm được điều này, chúng tôi có thể vượt qua.”

Trước đó bảy năm, khi còn là một kiến trúc sư, chồng bà cũng đã lên cơn nhồi máu cơ tim và nhanh chóng được điều trị bằng phương pháp nong mạch và đặt stent. Dần dần cuộc sống đã trở lại bình thường nhưng lần này, sự hồi phục của ông không dễ dàng như trước bởi ông mắc thêm chứng rung nhĩ (AF).

Sáu tuần sau, ông ấy được đưa vào bệnh viện để thực hiện đốt điện tim, điều trị rối loạn nhịp tim. Nhưng sau khi làm điện tâm đồ, bác sĩ chẩn đoán rằng ông có thể về nhà vì cơn rung nhĩ đa kết thúc. "Chúng tôi đã rất sợ hãi, cả hai ngồi xuống và khóc trong nhẹ nhõm." Bà vui mừng kể lại.

Lấy lại cảm xúc

Bà Sue chiêm nghiệm ra rằng việc đối phó với nỗi sợ hãi còn mất nhiều thời gian hơn so với việc hồi phục thể chất. Vì lo lắng nên bà muốn ở bên chồng mọi lúc, bà cảm thấy thật có lỗi khi phải xa ông, ngay cả khi đi mua sắm: “Tôi cảm thấy mình phải luôn bật điện thoại di động, đề phòng khi Tim cần gọi cho tôi. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng làm được điều đó - ví dụ như trong rạp chiếu phim hoặc lớp học yoga ”.

Thậm chí, bà không dám đi ngủ trước chồng vì muốn xác nhận ông vẫn đang an toàn. Thời gian trôi qua, bà không còn cảm thấy đây là một nhiệm vụ nữa. Những ngày đó, hai vợ chồng bà ngủ phòng riêng - đây là cách duy nhất khiến bà có thể nghỉ ngơi. Bởi nếu ngủ cùng chồng, bà luôn canh cánh trong lòng câu hỏi liệu chồng mình có đang còn thở hay không.

Là một giáo viên đã nghỉ hưu, bị tăng huyết áp và thừa cân, bà luôn cố gắng tập gym, bơi lội, đi bộ và tập yoga. Bởi bà biết rằng mình không thể giúp đỡ người khác trừ khi bản thân khỏe mạnh. Bà cần phải giữ sức khỏe để có thể ở đây vì Tim - chồng của bà. Hai vợ chồng bà lại chưa có con, nếu bà không ở đây thì ai sẽ là người chăm sóc ông. Đó là một sự lo lắng rất thực tế.

Rắc rối không kém là bà Sue luôn lo sợ rằng Tim có thể ra đi bất cứ lúc nào - một nỗi lo sợ kinh khủng và luôn thường trực. Thậm chí bà đã đứng trên sân thượng, khóc và tưởng tượng về cuộc sống nếu như Tim ra đi, ngôi nhà của họ sẽ ra sao, bà sẽ tiếp tục chăm sóc trang trại thế nào và cả những nỗi lo về tài chính nữa.

Vì vậy, bà sợ không chỉ vì yêu ông ấy tha thiết và không muốn ở một mình, mà vì sẽ có rất nhiều vấn đề phải giải quyết mà bà không thể đối mặt với chúng một mình.

Đối phó với nỗi sợ hãi còn khó hơn việc phục hồi về mặt thể chất

Đối phó với nỗi sợ hãi còn khó hơn việc phục hồi về mặt thể chất

Dần dần, bà đã bớt sợ hãi hơn, những cơn thiếu máu thoáng qua hay nhồi máu cơ tim làm cho họ càng cố gắng hơn để tiến lên phía trước. Khoảng thời gian sau đó, cặp đôi còn trở lại điểm nghỉ mát yêu thích của cả hai mà kể từ khi Tim mắc bệnh họ không thể đi. Việc đi xa, nhất là xa bệnh viện mà Tim điều trị là một điều khó khăn, nhưng lại cho thấy sự tiến bộ về sức khỏe của ông.

Bà Sue nói: “Chúng tôi đi một phần để xem các chú con ó cá, điều này đã trở thành một thói quen của chúng tôi. Những con chim đó có đủ sức mạnh để đến đây từ châu Phi hàng năm và chắc chắn những người mắc bệnh tim cũng có thể làm được giống chúng”.

 

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: bhf.org.uk

Bình luận