Đây là kết quả nghiên cứu mới trên Tạp chí Diabetologia. Nghiên cứu cho thấy, độ tuổi bắt đầu bị béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường cao hơn ở những người bị béo phì sớm.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường cao hơn ở những người bị béo phì sớm.

Béo phì là tình trạng chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 kg/m2 trở lên. Cũng như tiểu đường type 2, đây là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến. Ước tính hiện nay có khoảng gần 1/3 dân số thế giới (tương đương 2,1 tỷ người) đang mắc căn bệnh này. Điều đáng nói là cả hai căn bệnh này vẫn có xu hướng gia tăng bất chấp những tiến bộ của y học.

Mối quan hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa béo phì và tiểu đường, các nhà khoa học đã theo dõi hồ sơ sức khỏe của 11000 phụ nữ trong độ tuổi 18 - 23. Cứ 3 năm, những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu ghi lại cân nặng của mình. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng được tính toán theo cách tương tự.

Sau 19 năm theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy rằng, chỉ số khối cơ thể BMI trung bình của người tham gia nghiên cứu tăng từ 22.8 đến 26,9. Tỷ lệ bị béo phì tăng từ 6.5% lên 25.7%. Trong đó, khoảng 21% phụ nữ có BMI tăng ít, 50% BMI tăng nhanh. Số năm bị béo phì trung bình là 8.4 năm.

Điều đáng nói là nguy cơ tiểu đường ở nhóm phụ nữ bị béo phì cao gấp 3 lần nhóm phụ nữ duy trì được cân nặng bình thường. Nguy cơ này tăng theo chỉ số BMI, tốc độ tăng BMI, độ tuổi mắc béo phì và số năm mắc. Càng bị béo phì sớm, lâu năm, BMI tăng càng nhanh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.

 Độ tuổi và số năm bị béo phì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Độ tuổi và số năm bị béo phì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cụ thể, với mỗi năm không bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 13%. Nguy cơ này sẽ tăng 2 lần ở những người béo phì dưới 10 năm, 3 lần với những người béo phì từ 10 - 20 năm và 6 lần với người 30 năm. Những người có BMI tăng nhanh có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 4,75 người có cân nặng bình thường. Con số này ở những người có BMI tăng chậm là 2,33.

Tại sao béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa insulin trong cơ thể. Nếu béo phì xuất hiện sớm và kéo dài, các mô mỡ sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể.

Việc tích tụ mỡ thừa có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tăng kháng insulin. Đây là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Vì vậy, việc phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường thông qua quản lý béo phì ở tuổi vị thành niên là rất quan trọng. Chỉ cần trì hoãn sự khởi phát của béo phì và tổng số năm khi bị béo phì, bạn đã có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: https://www.news-medical.net/news/20191222/Age-of-onset-of-obesity-linked-to-higher-diabetes-risk.aspx

Bình luận