Theo báo cáo nghiên cứu của trường Y tế công cộng Harvard, đăng tải trên tạp chí chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường Diabetes Care ngày 17/12/2015 công bố rằng: Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2. Và những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, trong khẩu phần ăn cũng nên hạn chế lựa chọn thực phẩm này.

Theo báo cáo nghiên cứu của trường Y tế công cộng Harvard, đăng tải trên tạp chí chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường Diabetes Care ngày 17/12/2015 công bố rằng: Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2. Và những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, trong khẩu phần ăn cũng nên hạn chế lựa chọn thực phẩm này.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây?

Khoai tây là thực phẩm lành mạnh, cung cấp nguồn tinh bột dồi dào cho cơ thể. Nhưng do bản thân có chứa một lượng lớn tinh bột, hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và polyphenol thấp nên không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, theo nghiên cứu của nhà khoa học tại Muraki, đến từ Trung tâm Osaka, Nhật Bản thì khoai tây thường được chế biến dưới dạng hấp, luộc, chiên… nên rất dễ tiêu hóa và hấp thu, có thể làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng.

Khoai tây được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết GI cao là 82 (Chỉ số đường huyết thực phẩm là giá trị đánh giá khả năng thức ăn làm tăng đường huyết sau bữa ăn, có thể làm tăng khả năng xuất hiện biến chứng). Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây 

Khi ăn, người bệnh vẫn có thể ăn một lượng nhỏ dưới dạng hấp, luộc ước chừng nắm được trong lòng bàn tay. Trước và sau khi ăn nên kiểm tra lượng đường huyết để có sự điều chỉnh nếu cần thiết và không nên ăn quá 3 lần/tuần.

Xem thêm

Tự nấu ăn tại nhà làm giảm nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2

Giảm cân – Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hạn chế ăn khoai tây làm giảm nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2

Nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá khả năng tiêu thụ khoai tây có tác động gì đến sức khỏe hay không, một nghiên cứu do tiến sĩ Qi Sun, trường Đại học Harvard đứng đầu đã tìm kiếm và phân tích số liệu của cả nam giới và phụ nữ ở Mỹ như sau: nhóm 1 có 70.773 phụ nữ trong giai đoạn từ năm 1984 - 2010; nhóm 2 có 87.739 phụ nữ từ năm 1991 - 2011 và nhóm 3 có 40.669 nam giới từ năm 1986 - 2010. Tất cả những người được lựa chọn đều không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư hay các yếu tố nguy cơ khác có thể làm gia tăng tiểu đường type 2 (thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lịch sử gia đình…). Và sau 4 năm, nhóm nghiên cứu đánh giá mức tiêu thụ khoai tây trên mỗi người và họ nhận thấy rằng trong số 3.988.007 người theo dõi có 15.362 trường hợp xác định mắc bệnh tiểu đường type 2. Những đối tượng mắc bệnh đều là những người tiêu thụ một lượng lớn khoai tây mỗi tuần (bao gồm khoai tây luộc, nướng, chiên).

Sau khi điều chỉnh lối sống, các yếu tố dinh dưỡng, những người ăn ít hơn 2 - 4 phần khoai tây mỗi tuần có nguy cơ gia tăng 7% bệnh tiểu đường type 2, trong khi những người ăn 7 hoặc nhiều phần mỗi tuần thì có nguy cơ tăng 33% so với những người ăn ít hơn một phần ăn mỗi tuần. Vì vậy, bạn có thể thay thế 3 hoặc nhiều hơn khẩu phần ăn khoai tây mỗi tuần bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, bánh mì đen, gạo lứt… để làm giảm thiểu mức tối đa nguy cơ phát triển bệnh.

Nhóm nghiên cứu hy vọng  rằng, sau kết quả này có thể giúp mọi người nhận thức lại tầm quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Và những người đã được chẩn đoán bệnh cũng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, trong việc lựa chọn thực phẩm sao cho đường huyết được kiểm soát ở mức tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây 

Trích nguồn:

 www.diabetes.co.uk

 www.medscape.com

 

 

Bình luận