Có phải bạn đang nhầm tưởng những người mắc bệnh van tim, sau khi thay van tim mới, trái tim hoàn toàn có thể trở về bình thường? Nhưng thực chất thay van tim nhân tạo chỉ là quyết định cuối cùng của các bác sĩ khi phương pháp điều trị nội khoa không đạt hiệu quả. Có 2 loại van tim nhân tạo: van cơ học và van sinh học, nhưng hiện nay do van cơ học có tuổi thọ lâu hơn nên được sử dụng phổ biến hơn, đặc biệt với những người bệnh ở độ tuổi còn trẻ. Tuy nhiên người bệnh sau thay van tim cơ học cần phải theo dõi một cách chặt chẽ, thường xuyên thăm khám định kỳ, sử dụng thuốc kháng đông suốt đời, kiểm tra chỉ số INR theo lịch hẹn của bác sĩ và có những vấn đề lưu ý cần người bệnh khắc cốt ghi tâm.

Chỉ số INR là gì?

INR là chỉ số thể hiện thời gian đông máu, giúp đánh giá mức độ hình thành cục máu đông trong cơ thể của bạn.

Những người bệnh sau thay van cơ học có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do huyết khối, nguy hiểm nhất là cục máu đông tồn tại ở mạch máu não, mạch vành gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Trong một số trường hợp, cục máu đông có thể gây kẹt van làm hỏng van. Vì vậy họ cần phải dùng thuốc chống đông suốt đời để phòng huyết khối. Tuy nhiên, liều dùng thuốc chống đông có thể rất khác nhau tùy thuộc vào đáp ứng của mỗi người bệnh, và việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây biến chứng xuất huyết nguy hiểm.

Do đó, những người sau thay van cơ học cần phải làm xét nghiệm INR thường quy, để đánh giá hiệu quả của các thuốc chống đông máu, từ đó có sự hiệu chỉnh liều phù hợp.

Chỉ số INR an toàn cho người bệnh thay van tim cơ học

Với những người bệnh thay van tim cơ học, thông thường Chỉ số INR nên duy trì trong khoảng từ 2-3. Nếu thấp hơn 2 có nguy cơ tắc van do các cục máu đông. Nếu chỉ số cao hơn 3 làm tăng nguy cơ chảy máu.

Cụ thể: trong 3 tháng đầu thay van, INR nên được duy trì từ 2,5-3,5 với bất cứ van cơ học nào. Sau 3 tháng trong trường hợp bạn thay van động mạch chủ cơ học, INR nên được duy trì 2-3. Đối với van hai lá cơ học thì INR nên được duy trì 2,5-3,5.

 

Người bệnh thay van tim cơ học cần phải xét nghiệm chỉ số INR định kỳ

Những lưu ý quan trọng sau thay van tim cơ học

Theo dõi van cơ học bằng siêu âm tim sau mổ

Van tim cơ học mặc dù có tuổi thọ lâu dài, tuy nhiên có thể do yếu tố ngoại cảnh nào đó hay chính sự chủ quan của người bệnh mà có thể làm hỏng chiếc van này. Vì vậy, người bệnh cần siêu âm theo dõi van tim cơ học để theo dõi tình trạng van và từ đó có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt là khingười bệnh có những triệu chứng thay đổi như khó thở hoặc mệt mỏi cần phải đi tái khám lại ngay.

Sau khi thay van, siêu âm nên được làm ngay sau khi ra viện, 30 ngày sau mổ và tái khám 6 tháng/1 lần.

Dự phòng viêm nội tâm mạc

Người bệnh mang van tim cơ học có nguy cơ cao mắc viêm nội tâm mạc. Vì vậy, đòi hỏi phải có kháng sinh điều trị dự phòng cho các thủ thuật nhỏ như răng miệng, nội soi và các loại phẫu thuật khác. Để phòng ngừa bệnh viêm nội tâm mạc, người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Người bệnh sau thay van tim cơ học nên giữ gìn vệ sinh răng miệng

Người bệnh cần hết sức thận trọng trong phẫu thuật 

Đồng nghĩa với việc phòng ngừa những biến chứng do cục huyết khối gây nên, người mang van tim cơ học phải đối mặt với nguy cơ chảy máu do đang sử dụng thuốc kháng đông, đặc biệt khi phải thực hiện một phẫu thuật hoặc thủ thuật có thể gây chảy máu. Vì vậy một số phẫu thuật phải dừng thuốc chống đông. Nhiều thủ thuật tiểu phẫu (như nhổ răng), khả năng cầm máu có thể dễ dàng thì không cần dừng thuốc chống đông. Khi cần phải dừng thuốc chống đông, thời gian tối ưu để dừng thuốc phụ thuộc vào mức độ INR.

Trong phẫu thuật dừng thuốc chống đông khi nào, và dùng lại khi nào luôn linh động, và tùy thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi người bệnh, và người quyết định cụ thể là ở Bác sĩ điều trị trực tiếp.

Thường nếu đang sử dụng warfarin thường được dừng 48 - 72 giờ trước ca phẫu thuật chảy nhiều máu (để INR giảm xuống dưới 1,5) và bắt đầu sử dụng lại sau 24 giờ. Đối với những bệnh nhân nguy cơ rất cao có huyết khối như van hai lá cơ học, warfarin nên dừng 72 giờ trước phẫu thuật và heparin nên bắt đầu ngay khi INR giảm xuống dưới 2,0 rồi dừng heparin từ 4-6 giờ trước phẫu thuật và bắt đầu dùng lại ngay chống đông khi đã cầm máu ổn định và duy trì cho đến khi INR đạt được mục tiêu.

Đối với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nhất và cần phải có chế độ kiêng khem đặc biệt. Vì vậy, những người phụ nữ có thai mà mang trong người van tim cơ học, việc kiểm soát và sử dụng thuốc sẽ phức tạp hơn rất nhiều, cần lựa chọn thuốc điều trị phù hợp để đảm bảo cho an toàn cả mẹ và thai nhi. Warfarin (hoạt chất kháng đông) có thể an toàn trong 6 tuần đầu của thai kỳ, nhưng nguy cơ dị dạng thai nhi có thể xuất hiện ở tuần thứ 6 đến tuần 12 của thai kỳ. Lúc này có thể dùng thay thế bằng heparin trong thời kỳ này để tránh dị dạng thai nhi.

Đứng trước hàng loạt những biến chứng huyết khối, nguy cơ chảy máu, và phải kiểm soát chặt chẽ chiếc van mới… vì vậy tốt nhất nếu điều trị nội khoa tức là điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ khác như sử dụng thêm thực phẩm chức năng, hiệu quả bạn chưa cần phải vội vàng thay van tim, mà hãy sống hòa bình với chiếc van của chính mình. Nên nhớ phẫu thuật thay van tim chỉ là phương pháp điều trị ưu tiên cuối cùng.

Nguồn tham khảo: http://phongkhamkhaian.com/nguoi-mang-van-tim-nhan-tao-can-luu-y-gi

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận