Biến chứng bệnh tiểu đường có thể xảy ra âm thầm tại nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ tập hợp 8 biến chứng phổ biến nhất và cách phòng ngừa cho từng biến chứng.

 Biến chứng bệnh tiểu đường: nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh.

Biến chứng bệnh tiểu đường: nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh.

Biến chứng răng miệng: Sâu răng và nhiễm trùng nướu

Đường huyết cao làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng nướu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, sự giảm tiết nước bọt cũng là nguyên nhân khiến thức ăn thừa không được làm sạch, hình thành mảng bám và gây sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh tiểu đường có thể bị tụt lợi và mất răng.

Cách phòng tránh: Bạn có thể hạn chế nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng nướu bằng cách kiểm tra răng miệng định kỳ, dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày với sản phẩm chứa flo.

Biến chứng mắt: Mờ mắt, suy giảm thị lực

Về ngắn hạn, sự tăng cao đường huyết có thể khiến mạch máu bị phù nề làm mờ ống kính và gây ra hiện tượng mờ mắt. Khi lượng đường trong máu giảm, tầm nhìn sẽ được điều chỉnh nhưng thời gian có thể kéo dài đến vài tuần.

Về lâu dài, quá trình kiểm soát đường huyết không tốt sẽ làm tổn thương các mạch máu ở mắt và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp.

Cách phòng tránh: Người bệnh tiểu đường cần soi đáy mắt mỗi năm 1 lần bên cạnh các biện pháp kiểm soát đường huyết để phát hiện sớm biến chứng và có phương án điều trị kịp thời.

Biến chứng bệnh tiểu đường: Chức năng tình dục bị ảnh hưởng

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh khiến cho chức năng tình dục bị suy giảm. Theo số liệu từ Trung tâm Đái tháo đường Joslin, hơn 50% nam giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gặp biến chứng rối loạn cương; 35% phụ nữ gặp rối loạn khả năng tình dục (khô hạn, đau rát, giảm ham muốn).

Cách phòng tránh: Duy trì đường huyết trong giới hạn cho phép là cách đơn giản nhất để bảo vệ bạn khỏi biến chứng tiểu đường trên hệ sinh dục.

Biến chứng nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cao

10% người tiểu đường tuýp 2 bị nhiễm trùng tiết niệu, con số này gần gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh ở người bình thường. Đường trong nước tiểu trở thành môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, tiểu đường còn gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ, khiến nước tiểu bị ứ đọng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Cách phòng tránh: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, uống nhiều nước, hạn chế nhịn tiểu và kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp bạn phòng tránh nhiễm trùng tiết niệu.

 Đường huyết cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.

Đường huyết cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.

Biến chứng hệ tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh vagus, điều khiển cách thực phẩm di chuyển qua đường tiêu hóa. Khi dây thần kinh này không hoạt động bình thường, thức ăn cần nhiều thời gian hơn để thoát khỏi dạ dày và có thể dẫn đến các triệu chứng không thoải mái như ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu. 

Cách phòng tránh: Duy trì chế độ ăn cân bằng giữa chất xơ và các thực phẩm khác (lượng chất xơ khuyến cáo tối thiểu là 15 g/ngày), chia nhỏ bữa ăn và hạn chế chất béo.

Biến chứng bàn chân: Vết thương lâu lành, viêm nhiễm, hoại tử

Sự hư hại các dây thần kinh do đường huyết cao sẽ khiến đôi chân bạn mất dần cảm giác. Bạn sẽ không nhận thấy cơn đau do vết thương hay nóng lạnh và hậu quả là bàn chân dễ nhiễm bệnh hơn. Thêm vào đó, mạch máu bị tổn thường và nồng độ đường trong máu cao cũng ngăn cản quá trình chữa lành nhiễm trùng. Một số trường hợp nặng, nhiễm trùng tiến triển sẽ gây hoại tử, thậm chí là đoạn chi.

Cách phòng tránh: Kiểm tra bàn chân hàng ngày là biện pháp đơn giản giúp bạn phòng ngừa biến chứng bàn chân. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân thường xuyên kiểm tra bàn chân và giữ vệ sinh sạch sẽ có thể giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng và đoạn chi.

Biến chứng bệnh tiểu đường: Tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Mối quan hệ giữa tiểu đường và nguy cơ ngưng thở khi ngủ là hai chiều. Mặc dù các chuyên gia chưa biết cơ chế chính xác gây ra tình trạng này nhưng rất có thể thừa cân và kháng insulin là 2 nguyên nhân chính.

Cách phòng tránh: Nếu bạn có dấu hiệu cảnh báo của hội chứng ngưng thở khi ngủ: ngáy to, tỉnh dậy giữa đêm với cơn thở ngắn, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

 Máy thở CPAP là giải pháp hiệu quả nếu bạn có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao.

Máy thở CPAP là giải pháp hiệu quả nếu bạn có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao.

Biến chứng tim mạch: Tim phải làm thêm giờ

Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. Nguyên nhân là do đường huyết cao làm tăng quá trình oxy hóa khiến thành mạch bị tổn thương, dễ xơ vữa, tăng gánh nặng cho tim. Ngoài ra 90% người bệnh tiểu đường có mắc kèm các nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc lá, mỡ máu, huyết áp cao…

Cách phòng tránh: Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa tiểu đường và các bệnh tim mạch. Ngay từ bây giờ, bạn cần ngừng hút thuốc, giảm cân nếu cần và duy trì chỉ số huyết áp, cholestrol máu, đường huyết trong giới hạn.

Biến chứng bệnh tiểu đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chúng. Ngoài kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc dùng thuốc, bạn cần duy trì chế độ ăn khoa học, vận động đều đặn, kiểm tra bàn chân hàng ngày và thăm khám định kỳ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Link tham khảo:  https://www.rd.com/health/conditions/diabetes-complications/

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận