Biến chứng tê bì chân tay "kẻ thù thầm lặng" âm thầm tấn công và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người bệnh tiểu đường. Vậy để đẩy lùi hoàn toàn được biến chứng cũng như ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng hãy xem bài viết dưới đây

Tại sao đường máu cao lại bị tê bì tay chân?

Tê bì chân tay ở người tiểu đường bắt nguồn từ tổn thương dây thần kinh ngoại biên do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài khiến cơ thể người bệnh:

  • Giảm lưu thông máu: Đường huyết cao như một "kẻ phá hoại", tấn công các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, khiến lượng oxy và dưỡng chất đến dây thần kinh bị hạn chế, dẫn đến suy yếu, dễ bị tổn thương.
  • Tổn thương cấu trúc: Đường huyết cao như một "lưỡi dao sắc bén", phá hủy lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh, khiến các tín hiệu thần kinh bị truyền tải sai lệch, dẫn đến tê bì, ngứa ran, đau nhức.

Đường máu cao khiến người bệnh dễ bị tê bì tay chân

Đường máu cao khiến người bệnh dễ bị tê bì tay chân

Dấu hiệu cảnh báo tê bì tay chân ở người tiểu đường

Người chăm sóc cũng như bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng nếu thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Giai đoạn 1 tê bì, ngứa ran: Thời gian đầu biến chứng xuất hiện từ các ngón tay, ngón chân, sau đó lan dần đến bàn tay, bàn chân, mang đến cảm giác khó chịu, bực bội.
  • Giai đoạn 2 Đau nhức: Người bệnh liên tục có cảm giác đau nhức âm ỉ, dai dẳng, có thể kèm theo cảm giác nóng rát, châm chích,...
  • Giai đoạn 3 mất cảm giác: Người bệnh dần mất cảm giác ở các đầu ngón tay, ngón chân, khiến bạn dễ bị va chạm, tổn thương mà không hay biết.
  • Giai đoạn 4 cơ thể yếu ớt: Người bệnh gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, đi lại, hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tỉ mỉ.

 Người bệnh cần đi khám để phát hiện biến chứng tiểu đường ở chân

Người bệnh cần đi khám để phát hiện biến chứng tiểu đường ở chân

Giải pháp để người bệnh cải thiện tình trạng tê bì tay chân

Cách tốt nhất để người bệnh đẩy lùi biến chứng tê bì chân tay là phòng ngừa hiệu quả. Hãy tuân thủ những yếu tố sau một cách chặt chẽ

  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Đây là "chìa khóa vàng" để ngăn chặn các biến chứng như: tim, mạch máu, thần kinh, thận,...
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, chất béo bão hòa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì để giảm gánh nặng cho cơ thể.
  • Hạn chế các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá,... dễ làm gia tăng lượng đường trong máu.
  • Ghi chép chỉ số đường huyết hàng ngày: Thường xuyên đo đường huyết vào các khung giờ cố định đặc biệt trước và sau khi ăn là phương pháp giúp người tiểu đường dễ kiểm soát được lượng đường huyết của mình.
  • Uống thuốc đồng thời kết hợp sử dụng thảo dược: Khi kết hợp cả hai yếu tố sẽ giúp người bệnh hạ và ổn định được đường huyết lâu bền cũng như tránh làm quá tải gan và thận khi sử dụng thuốc lâu dài

Kết hợp sử dụng thảo dược và thuốc giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát đường máu

Kết hợp sử dụng thảo dược và thuốc giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát đường máu

Sử dụng thảo dược ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Để cải thiện biến chứng bàn chân ở người tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn... Đây là các thảo dược không chỉ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, tự nhiên, bền vững mà còn có khả năng tác dụng sâu vào căn nguyên gây biến chứng tiểu đường, từ đó hạn chế những tổn thương do đường huyết cao gây ra trên tim, thận, mắt, thần kinh:

- Câu kỷ tử: Ức chế enzym alpha-glucosidase, giảm tích tụ sorbitol trong tế bào, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ra đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường.

- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.

- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.

- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh tiểu đường, hỗ trợ giảm tê bì tay chân, khô ngứa da... nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã phần nào giải đáp cho bạn về “biến chứng bàn chân ở người tiểu đường” cũng như giải pháp giúp đẩy lùi và phòng ngừa biến chứng đó. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất cho bạn!

Bình luận