[Giải đáp] Tại sao người tiểu đường cần tập thể dục?
Tại sao người tiểu đường cần tập thể dục?
Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa việc tập thể dụng thường xuyên làm tăng độ nhạy của các tế bào trong cơ thể với insulin. Giúp các tế bào có nhiều cơ hội sử dụng insulin đồng thời làm tăng hiệu quả hấp thụ đường trong máu tạo thành nguồn năng lượng cho cơ thể.
Tập luyện thể thao thường xuyên ngoài việc giúp cho cơ thể người bệnh khỏe khoắn, dẻo dai khỏe mạnh, còn giúp người tiểu đường phòng tránh được các biến chứng tim mạch tiềm ẩn với người tiểu đường.
Thứ ba khi tập thể dục thường xuyên còn kích thích cơ bắp phải hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.
Do đó, người tiểu đường nên thường xuyên tập luyện thể dục để giảm lượng đường trong máu mà còn phòng tránh được nguy cơ các biến chứng về tim mạch cho người tiểu đường.
Các bộ môn thích hợp cho người tiểu đường
Theo các chuyên gia nghiên cứu việc luyện tập thể thao nên lựa chọn bộ môn phù hợp với thể chất, sức khỏe hiện tại của mỗi người. Do đó, người tiểu đường có thể tham khảo các bộ môn tập luyện sau.
Đi bộ
Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả cao nhưng lại giúp giãn gân cốt, kinh mạch tuần hoàn.
Bạn chỉ cần một đôi giày thoải mái, đi bộ nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhanh trong khoảng thời gian từ 30 phút - 1 giờ/ ngày. Nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần và không nên nghỉ hai buổi liên tiếp liền nhau.
Đi bộ nhẹ nhàng tốt cho người bệnh tiểu đường
Tập thể hình
Tập thể hình cũng là một trong số các bộ môn mà bạn có thể tham khảo. Tập luyện thể hình bạn có thể tập cùng tạ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình hình thể lực cũng như sức khỏe. Tập luyện thể hình giúp ta xây dựng khối cơ bắp, đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể đồng thời các tế bào tăng hấp thụ đường trong máu.
Tuy nhiên, trước khi tập thể hình người tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước về tình hình sức khỏe. Đồng thời bạn nên cân đối giữa các buổi tập nặng, nhẹ xen kẽ nhau nhằm phát triển được toàn diện các nhóm cơ trên cơ thể.
Tập yoga
Yoga là bộ môn nhiều người có thể tham gia, bạn có thể tập yoga đơn giản, yoga bay,.. tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình. Yoga ngoài việc giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng còn giúp bạn giảm mỡ máu, chống lại tình trạng kháng insulin và phòng ngừa các biến chứng thần kinh do đái tháo đường rất hiệu quả.
Một trong những ưu thế của tập luyện yoga là động tác chậm, đơn giản và người tập có thể thực hiện nhiều lần tùy thuộc vào sức khỏe. Nếu kiên trì tập luyện đều đặn, thường xuyên và đúng cách người tiểu đường sẽ cải thiện được sức khỏe rất đáng kể.
Tập yoga giúp người tiểu đường phòng ngừa biến chứng thần kinh
Tập bơi lội
Bộ môn bơi lội là bộ môn cần sự vận động nhẹ nhàng của toàn bộ cơ thể, đây là một bộ môn lý tưởng cho người tiểu đường tập luyện. Đặc biệt, bộ môn bơi lội không gây áp lực lên xương khớp nên phù hợp với những người tiểu đường trung niên và cao tuổi. Bên cạnh đó bộ môn này còn giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, đốt cháy calo, giảm căng thẳng giúp tiêu hao lớn lượng đường trong máu.
Đạp xe
Đạp xe với máy tập thể dục hoặc đạp xe đạp thông thường giúp người tiểu đường có hệ tim mạch và hô hấp khỏe mạnh hơn. Do đó, người tiểu đường có thể thường xuyên đạp xe giúp lượng máu ở chân được cải thiện, làm giảm nguy cơ biến chứng phần chân.
Những lưu ý khi tập luyện thể thao cho người tiểu đường
Tập luyện thể thao đối với người tiểu đường là điều vô cùng cần thiết bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trước khi tập luyện bạn cần chú ý một số điều sau:
-
Trước khi tập luyện một bộ môn nào bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có phù hợp với thể trạng và sức khỏe hiện tại của mình.
-
Tập luyện vừa sức và từng bước từ đơn giản đến phức tạp và từ nhẹ đến nặng để cơ thể có thể thích ứng dần.
-
Thường xuyên kiểm tra và ghi chép chỉ số đường huyết trước và
-
Luôn luôn đem theo nước, kẹo để cung cấp đầy đủ nước và tránh tình trạng hạ đường huyết cấp tính.sau khi tập luyện. Giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.
-
Trước khi tập phải đảm bảo mức đường huyết luôn thấp hơn 250mg/dl. Với người tiểu đường tuýp 1, tập thể dục với mức đường huyết cao hơn 250mg/dl sẽ dẫn tới chứng nhiễm axit xeton làm suy giảm insulin, nguy hiểm đến tính mạng.
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, có một giải pháp được nhiều bệnh nhân tiểu đường và cả chuyên gia đánh giá cao, đó là sử dụng kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược điển hình như: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.
Lợi thế của các thảo dược này là có thể hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết nên giảm nguy cơ phải tăng liều, nhờn thuốc. Đặc biệt nhất, chúng còn có thể giúp phòng ngừa sớm và cải thiện hiệu quả nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường, từ đó kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bộ tứ thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả
Chắc hẳn các thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Tại sao người tiểu đường nên tập thể dục” và biết cách phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!
Bình luận