Có đến 70% người tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng tê bì ở các đầu ngón chân, cẳng chân, ngón tay và cánh tay. Những dấu hiệu này cảnh báo sự tổn thương của dây thần kinh ngoại biên do đường huyết tăng cao. Vậy bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không và cách nào điều trị hiệu quả. Tất cả các thông tin quan trọng đó đều có trong bài viết này.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân ở người tiểu đường

Tê bì châm chích, bỏng rát chân tay là dấu hiệu tổn thương dây thần kinh ngoại biên một trong số các biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Biến chứng thần kinh có thể gặp ở người mới mắc tiểu đường hoặc mắc tiểu đường lâu năm. Tất cả, đều do nguyên nhân của việc không kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết, lượng đường trong máu lên xuống thất thường.

Tê bì chân tay là biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường

Theo TS. Zonszein - Giám đốc Trung tâm Tiểu đường Lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Albert Einstein cho biết: 

Lượng đường trong máu càng cao, nguy cơ biến chứng thần kinh của người bệnh tiểu đường càng lớn. Đường huyết cao kéo dài làm các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là những dây thần kinh dài trong cơ thể. Những dây thần kinh này đi từ cột sống đến ngón chân. Đó là lý do tại sao bàn chân bị ảnh hưởng trước cánh tay hoặc bàn tay. 

Biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường cũng có tính chất đối xứng,  tức là cả hai chân đều sẽ bị ảnh hưởng như nhau”.

Biến chứng thần kinh có nguy hiểm không?

Bệnh tê chân tay khiến người tiểu đường mất cảm giác, tăng nguy cơ đoạn chi

Tê bì chân tay do tổn thương dây thần kinh không chỉ mang lại nhiều khó chịu, phiền phức cho người tiểu đường mà nó còn dẫn đến hậu quả nguy hiểm như: Mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như khô ngứa da, hình thành vết chai sạn và các vết loét. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và cắt cụt chi.

Ở bàn chân, tổn thương dây thần kinh do tiểu đường không chỉ gây tê mà còn gây đau đớn và biến dạng bàn chân. Người bệnh rất dễ bị ngã và gặp các chấn thương nghiêm trọng.  

Cách đẩy lùi biến chứng tê bì tay chân

Để phòng và đẩy lùi hiệu quả biến chứng tê bì chân tay do tiểu đường, người bệnh cần chú ý kết hợp các yếu tố sau: 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu 

Đây là yếu tố căn bản để không làm cho dây thần kinh tiếp tục chịu tác động xấu từ đường huyết cao. Theo đó, người bệnh cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng thuốc tiểu đường đúng chỉ định.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì thường có xu hướng phát triển các bệnh về thần kinh và xương khớp. Thêm nữa, sự quá tải về trọng lượng sẽ làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến chân càng dễ tổn thương và biến dạng hơn.

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng để tránh nguy cơ biến chứng

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin nhóm B và chất béo

Vitamin nhóm B được coi như là “thuốc bổ” thần kinh, trong khi đó các chất béo là thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên sợi thần kinh. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B (rau lá xanh, các loại đậu, cá hồi, hàu, trai, hến…) và thực phẩm giàu chất béo “tốt” (dầu oliu, dầu lạc, quả bơ, các loại hạt…) sẽ góp phần cải thiện tê bì chân tay ở người tiểu đường nhanh chóng hơn.

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Khi bị tiểu đường, nhất là đang gặp tình trạng tê bì chân tay, việc kiểm tra bàn chân hàng ngày là tối cần thiết để phát hiện sớm các vết thương ngay cả khi chúng không gây ra cảm giác đau.

Bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có thể trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn theo thời gian. Tuy nhiên, bằng việc phối hợp tốt các biện pháp kể trên, người bệnh sẽ cải thiện và giảm dần tình trạng này, duy trì tốt sức khỏe để không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. 

Sử dụng thảo dược giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tê bì tay chân cho người tiểu đường

Kế thừa nền tảng là “tứ quý thảo dược” đã giúp vua Minh Thái Tổ chiến thắng quân xâm lược và toàn dân kinh thành khỏi được các biến chứng tiểu đường. Các nhà khoa học cùng với Công ty Y dược Hồng Bàng đã nghiên cứu, kết hợp “tứ quý thảo dược” Câu kỷ tử, Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn kết hợp cùng Alpha lipoic acid thành công thức hiện đại không chỉ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, tự nhiên, bền vững. 

Hơn thế nữa, “tứ quý thảo dược” này còn có khả năng tác dụng sâu vào căn nguyên gây biến chứng tiểu đường, từ đó hạn chế những tổn thương do đường huyết cao gây ra trên tim, thận, mắt, thần kinh:

- Câu kỷ tử: Giảm cholesterol và giảm nguy cơ biến chứng tim, mạch máu. Ngăn chặn bệnh võng mạc do đái tháo đường gây ra đục thủy tinh thể khiến người bệnh có nguy cơ mù lòa.

- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.

- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.

- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh tiểu đường, hỗ trợ giảm tê bì tay chân, khô ngứa da... nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

“Tứ quý thảo dược” giúp ổn định đường huyết và cải thiện biến chứng cho người tiểu đường

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã phần nào giải đáp cho bạn về “Biến chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường” cũng như giải pháp giúp đẩy lùi và phòng ngừa biến chứng đó. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất cho bạn!

 

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận