Sau khi bị nhồi máu cơ tim cách đây 15 năm, tôi được dùng 200 mg amiodarone mỗi ngày để trị nhịp nhanh thất. Tôi cũng kết hợp tập thể dục nên phân suất tống máu tăng từ 35% lên 55%. Ba năm trước, tôi bắt đầu giảm amiodarone vì tác dụng phụ. Tôi đi khám gần đây thấy không có dấu hiệu của nhịp nhanh thất, liệu tôi có nên ngưng thuốc amiodaron?

Chào bạn.
Nếu bạn đã từng gặp phải cơn nhồi máu cơ tim và nhịp nhanh thất được phát hiện ngay sau đó, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn cấy ghép máy khử rung tim (ICD). Thiết bị này sẽ phát ra các cú sốc điện nếu xuất hiện các rối loạn nhịp nguy hiểm tiềm tàng như nhịp nhanh thất, giúp ngắt nhịp tim bất thường và phục hồi nhịp tim bình thường. Một máy khử rung tim có lẽ không thích hợp cho bạn bây giờ vì bạn đã trải qua cơn đau tim quá lâu, và chức năng tim của bạn đã được cải thiện.

Với sự cải thiện đáng kể phân suất tống máu như vậy, việc ngừng amiodarone và theo dõi đáp ứng của tim là hợp lý. Tuy nhiên, không có phương pháp chuẩn để giám sát đáp ứng của tim sau khi ngừng thuốc. Nó có thể là việc lưu ý các triệu chứng của nhịp nhanh thất (đau ngực đột ngột, ngất xỉu, khó thở, cảm thấy tim đập nhanh hoặc chóng mặt, khó thở) hoặc đo điện tâm đồ định kỳ, hay gắn thiết bị theo dõi nhịp tim trong vòng 24h (máy Holter).

Mặc dù hiện tại tình trạng của bạn rất tốt, nhưng nên đi khám tại chuyên khoa tim mạch của bệnh viện có uy tín để đánh giá tổng quát chức năng tim, điện tim, đồng thời hỏi ý kiến bác sỹ về việc ngừng, hay giảm liều amiodarone. Và duy trì chế độ luyện tập, ăn uống điều độ.

BTV Lan Anh

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận