Các loại sỏi mật: Sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi hỗn hợp
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là những khối rắn hình thành trong túi mật, trông giống như những viên đá/sỏi nhỏ. Sỏi mật có kích thước từ nhỏ như hạt cát đến lớn như viên đá cuội.
Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình quả lê, dài khoảng 7 - 15cm. Túi mật nằm ngay dưới gan, nối với ruột và gan bằng các ống nhỏ (ống mật). Dịch mật là một chất lỏng màu vàng xanh được sản xuất ở gan. Dịch mật chứa nước, cholesterol, phospholipid, hóa chất để hỗ trợ tiêu hóa (acid mật) và bilirubin (sản phẩm từ sự phân hủy tế bào hồng cầu).
Túi mật làm nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật, sau đó bài tiết vào ruột thông qua các ống dẫn mật để tiêu hóa chất béo và hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, K, E, D).
Sỏi mật có thể hình thành tại nhiều vị trí khác nhau trong đường mật
Các loại sỏi mật
Sỏi mật được hình thành từ các thành phần có trong dịch mật, bao gồm:
- Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật phổ biến nhất, được tạo thành từ cholesterol (chứa ít nhất 90% cholesterol).
- Sỏi bilirubin (sỏi sắc tố): Được hình thành từ calcium và bilirubin, chứa ít nhất 90% bilirubin.
- Sỏi mật hỗn hợp: Là sự kết hợp của sỏi cholesterol và sỏi sắc tố.
Đặc điểm của ba loại sỏi mật được nêu rõ trong bảng sau:
Các phương pháp điều trị sỏi mật
Bên cạnh đó, sỏi mật cũng có thể được gọi tên theo vị trí hình thành, chẳng hạn như: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan (sỏi gan) gồm sỏi đường mật gan trái và sỏi đường mật gan phải.
Nếu sỏi mật được phát hiện tình cờ và không gây triệu chứng, người bệnh không cần điều trị mà chỉ thận trọng theo dõi tiến triển của bệnh.
Nếu các triệu chứng tiếp tục phát triển, người bệnh nên đi khám để có phương án điều trị phù hợp. Trong trường hợp sỏi mật gây biến chứng, người bệnh cần phải nhập viện, sử dụng kháng sinh, giảm đau, chống viêm...
Thuốc làm tan sỏi
Thuốc làm tan sỏi chỉ có hiệu quả với sỏi cholesterol kích thước nhỏ
Bao gồm thuốc làm tan sỏi dùng đường uống và thuốc tán sỏi trực tiếp.
- Thuốc làm tan sỏi đường uống: Có bản chất là acid mật. Chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol có kích thước dưới 2cm nằm trong túi mật, chưa bị calci hóa, chưa gây biến chứng và chưa làm mất chức năng túi mật. Thuốc này không có tác dụng làm tan sỏi bilirubin.
- Thuốc làm tan sỏi trực tiếp: Có dạng lỏng, được tiêm trực tiếp vào túi mật để làm tan sỏi. Liệu pháp tán sỏi trực tiếp có thể làm tan sỏi nhanh chóng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Can thiệp/phẫu thuật điều trị sỏi mật
Nếu sỏi gây ứ trệ dịch mật nghiêm trọng, người bệnh cần can thiệp/phẫu thuật lấy sỏi. Với sỏi túi mật, các bác sĩ có thể lựa chọn hình thức phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở. Nhưng mổ nội soi được ưa chuộng hơn bởi ít gây đau đớn, ít biến chứng và thời gian phục hồi nhanh.
Với sỏi ống mật chủ, phương pháp can thiệp thường được chỉ định là nội soi mật tụy ngược dòng ERCP.
Trong các loại sỏi, sỏi nằm trong gan là khó điều trị nhất. Bởi đường dẫn mật trong gan rất nhỏ, sỏi thường xuyên gây ứ tắc dịch mật. Có những trường hợp can thiệp gắp sỏi không hết, bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ hở để cắt một phần gan đã bị tổn thương.
8 thảo dược quý hỗ trợ trị sỏi mật
Khó khăn sau điều trị lấy sỏi bằng Tây y là không ngăn được tái phát sỏi. Đây không chỉ là nhức nhối chung của tất cả bác sĩ điều trị, mà còn tác động rất lớn tới tâm lý người bệnh. Do đó, sau can thiệp hoặc phẫu thuật, thực hiện các biện pháp dự phòng tái phát sỏi có ý nghĩa quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo dược truyền thống, đặc biệt là 8 dược liệu quý: Uất kim, Sài hồ, Chi tử, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác có khả năng điều chỉnh những rối loạn trong quá trình vận chuyển, sản xuất dịch mật và nhiễm trùng đường mật do yếu tố cơ địa. Nhờ đó mà về trước mắt, chúng có thể giải quyết các hậu quả do sỏi gây ra, lâu dài mang lại lợi ích ngăn ngừa sỏi mật tái phát khá hiệu quả.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn:
https://www.britishlivertrust.org.uk/liver-information/liver-conditions/gallstones/
http://www.healthhype.com/types-of-gallstones-cholesterol-pigment-and-mixed.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3899548/
Bình luận