Túi mật là cơ quan nhỏ, nằm ở mặt dưới gan phải làm nhiệm vụ cô đặc, lưu trữ và bài tiết mật - dịch tiêu hóa chất béo được sản xuất ở gan. Vậy, sẽ ra sao nếu túi mật không khỏe?

1. Chức năng của dịch mật

Các tế bào gan mỗi ngày sản xuất khoảng 600 ml - 1000 ml mật rồi tiết qua các ống gan, từ đây mật có thể trực tiếp đi vào ruột non để tiêu hóa chất béo (chảy qua ống mật chủ) hoặc đi vào túi mật để cô đặc và lưu trữ.

Dịch mật không chứa enzyme như các dịch tiêu hóa khác. Thay vào đó, dịch mật có chứa muối mật (acid mật) có thể:

-  Nhũ hóa chất béo và phá vỡ chất béo thành các hạt nhỏ.

-  Giúp cơ thể hấp thụ các sản phẩm phân hủy từ chất béo trong ruột. Muối mật liên kết với chất béo tạo thành các mixen, mixen được hấp thu qua niêm mạc ruột non.

Ngoài ra, dịch mật còn có một chức năng quan trọng khác, đó là chứa bilirubin - chất thải từ quá trình phá vỡ hemoglobin. Mật còn mang cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách đẩy chúng vào đường tiêu hóa.

Vi-tri-tui-mat-va-huong-van-chuyen-dich-mat-trong-co-the

Vị trí túi mật và hướng vận chuyển dịch mật trong cơ thể

2. Phân loại bệnh túi mật

Bất cứ bệnh nào ảnh hưởng đến túi mật đều được coi là một bệnh túi mật. Các vấn đề liên quan đến túi mật bao gồm:

Viêm túi mật

Có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm túi mật mạn tính là kết quả của quá trình viêm túi mật cấp tái đi tái lại. Tình trạng viêm có thể làm hỏng túi mật, làm cơ quan này mất khả năng hoạt động chính xác.

Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là những khối cứng nhỏ hình thành trong túi mật. Sỏi túi mật có thể phát triển và không gây triệu chứng trong nhiều năm nên không được chẩn đoán. Đó là lý do rất nhiều người không biết mình bị bệnh.

Mỗi viên sỏi túi mật thường có kích thước nhỏ (không quá vài mm), tuy nhiên một số trường hợp phát triển đến vài cm. Sỏi túi mật có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều trong túi mật.

Áp xe túi mật

Một số trường hợp sỏi túi mật gây mủ trong túi mật. Mủ là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và các mô chết. Áp xe túi mật dẫn đến đau bụng dữ dội. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán và điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đe dọa tính mạng.

Thủng túi mật

Thủng túi mật là một biến chứng cấp tính do sỏi túi mật gây ra. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiễm trùng bụng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Polyp túi mật

Polyp là những cục u lành tính phát triển trong túi mật, 92% không phải ung thư. Polyp túi mật nhỏ dưới 10mm không cần loại bỏ, do chúng thường không gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho túi mật. Tuy nhiên, polyp túi mật lớn cần phải phẫu thuật cắt túi mật để phòng ngừa nguy cơ ung thư.

Vôi hóa túi mật

Qua thời gian, các mảng bám canxi bám vào thành túi mật khiến thành túi mật bị cứng lại. Tình trạng này được gọi là vôi hóa túi mật. Những người bị vôi hóa túi mật có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư túi mật.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ung thư có thể lan rộng ra các cơ quan lân cận một cách nhanh chóng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị.

3. Các triệu chứng của bệnh túi mật

Các bệnh túi mật có triệu chứng tương tự nhau, bao gồm:

- Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh túi mật. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa bụng trên bên phải, có thể nhẹ và gián đoạn nhưng cũng có thể nặng và liên tục. Trong một số trường hợp, cơn đau lan sang các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả ngực và lưng.

- Buồn nôn hoặc nôn: Chỉ có bệnh túi mật mạn tính mới gây ra các vấn đề tiêu hóa (như trào ngược acid, ợ nóng, nôn, buồn nôn).

- Sốt hoặc ớn lạnh: Sốt là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng, người bệnh cần được điều trị trước khi tình trạng này trở nên nguy hiểm. Nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng nếu lây lan sang các bộ phận khác.

- Tiêu chảy mạn tính: Đi tiêu trên 4 lần mỗi ngày trong ít nhất ba tháng có thể là dấu hiệu của bệnh túi mật mạn tính.

- Vàng da: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi túi mật gây ứ trệ dịch mật.

- Phân hoặc nước tiểu có màu bất thường: Phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu là những dấu hiệu cho thấy dịch mật bị tắc nghẽn.

Day-truong-o-hoi-kho-tieu-sau-an-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-tui-mat-khong-khoe

Đầy trướng, ợ hơi, khó tiêu sau ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo túi mật không khỏe

4. Điều trị bệnh túi mật

Các phương pháp điều trị bệnh túi mật bao gồm:

- Sử dụng thuốc: Viêm túi mật không có sỏi thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Nếu viêm túi mật tái phát nhiều lần, người bệnh có thể cần phẫu thuật.

- Phẫu thuật: Đôi khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh. Cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi hồi phục dễ dàng hơn và nhanh hơn, ít để lại sẹo. Hầu hết bác sỹ phẫu thuật ưu tiên sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi cho những trường hợp không có biến chứng cấp bách.

Mặc dù hiếm khi gây tử vong nhưng bạn vẫn không nên chủ quan khi mắc bệnh túi mật. Khi có các dấu hiệu của bệnh túi mật, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và được điều trị đúng bệnh.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:
http://www.healthhype.com/what-is-bile-production-function-salts-storage-secretion.html
http://www.healthline.com/health/gallbladder-problems-symptoms#2
http://www.healthline.com/health/gallbladder-disease#T%E1%BB%95ngquan1

 

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận