Tổng hợp thông tin chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi túi mật
Nguyên nhân gây sỏi túi mật
Sỏi túi mật được hình thành do sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan - nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật rất khó tác động.
Ngoài ra, những người béo phì, chế độ ăn nhiều calo, ít vận động; phụ nữ mang thai, sử dụng một số thuốc như thuốc tránh thai dài ngày… cũng có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật.
Triệu chứng bệnh sỏi túi mật là gì?
Sự hình thành và phát triển của sỏi túi mật diễn ra âm thầm trong nhiều năm, bởi vậy có nhiều trường hợp có sỏi túi mật nhưng không hề có triệu chứng gì hoặc chỉ là những dấu hiệu thoáng qua.Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng: vàng da, đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, rất có thể sỏi túi mật đã gây biến chứng.
- Đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Đó có thể là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, dai dẳng. Trong một số trường hợp cơn đau túi mật đôi khi khó phân biệt được với các bệnh dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
- Vấn đề tiêu hóa: Người mắc sỏi mật thường có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn dầu mỡ hoặc buồn nôn.
- Vàng da, tắc mật, nước tiểu vàng: Là dấu hiệu của tắc mật, nếu chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da nhưng nếu sỏi di chuyển lọt vào ống mật chủ thì có thể gây tắc mật, vàng da, nước tiểu vàng, phân bạc màu. Mức độ vàng da khác nhau tùy thuộc vào mức độ tức mật, đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm cần sớm điều trị kịp thời.
- Sốt kèm ớn lạnh, vã mồ hôi: Dấu hiệu cảnh báo viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật. Đây là biến chứng thường gặp do sỏi túi mật, đặc biệt là sỏi bùn túi mật gây ra.
Khi đó bạn nên sớm tới các chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện sỏi túi mật bằng phương pháp siêu âm hoặc chụp CT scan. Một xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để giúp đánh giá được tình trạng viêm túi mật do sỏi.
Siêu âm – kỹ thuật đơn giản giúp chẩn đoán chính xác sỏi túi mật
Cách điều trị sỏi túi mật
Trong hầu hết trường hợp, điều trị sỏi túi mật là cần thiết nếu người bệnh đã có triệu chứng. Trong số các phương pháp điều trị thông thường hiện nay, phẫu thuật cắt túi mật được sử dụng rộng rãi nhất.Dựa vào triệu chứng bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra 3 phương pháp điều trị chính: thay đổi lối sống, theo dõi thường xuyên; điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt túi mật.
Theo dõi và trì hoãn phẫu thuật
Hơn 80% người bệnh sỏi túi mật không hề phát hiện ra sự hiện diện của sỏi, bởi chúng không hề gây ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Trong những trường hợp tình cờ phát hiện sỏi túi mật, người bệnh sẽ không cần phẫu thuật hay dùng thuốc mà sẽ được khuyên theo dõi thêm. Ngay cả khi người bệnh gặp các triệu chứng sỏi túi mật nhưng không quá nghiêm trọng, bác sỹ vẫn sẽ trì hoãn phẫu thuật nếu họ đã lớn tuổi, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…
Biện pháp điều trị không phẫu thuật
Khi người bệnh không muốn hoặc không đủ sức khỏe để trải qua các cuộc phẫu thuật, bác sỹ có thể đề nghị một vài kỹ thuật không xâm lấn. Tuy nhiên, các biện pháp này hầu hết chỉ giải quyết được vấn đề nhất thời, không thể ngăn ngừa được sỏi tái phát.
Một số loại sỏi túi mật (sỏi cholesterol) có thể được hòa tan bằng các loại thuốc có bản chất là acid mật. Trong đó, Ursodiol là loại phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Tùy thuộc vào kích cỡ viên sỏi, mà bệnh nhân phải uống thuốc dài ngày từ vài tháng thậm chí nhiều năm mới có thể hòa tan được sỏi.
Biện pháp không phẫu thuật khác là tán sỏi bằng sóng siêu âm tần số cao, phá vỡ viên sỏi. Sau đó người bệnh sẽ được dùng muối mật để hòa tan các mảnh sỏi đã bị phá vỡ. Biện pháp này hiếm khi sử dụng do ít có hiệu quả điều trị.
Mặc dù các biện pháp điều trị trên có thể hữu ích với một số người, nhưng tất cả biện pháp điều trị không phẫu thuật trên hầu như không tác dụng lâu dài, vì tái phát sỏi thường xuyên nên hiếm khi được khuyên dùng trên lâm sàng.
Phẫu thuật cắt túi mật
Nếu túi mật bị viêm, mất chức năng các bác sỹ thường khuyên người bệnh nên cắt túi mật. Nhưng, khi không còn túi mật, mật tiết từ gan đổ trực tiếp vào ruột non, và đôi khi có thể dẫn đến tiêu chảy. Vì mật không được dự trữ tại túi mật nên toàn bộ lượng dịch mật tiết ra sẽ đổ vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự thích nghi sau một thời gian, người bệnh có thể hạn chế được bằng cách hạn chế ăn chất béo trong bữa ăn hàng ngày.
Trước đây, cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ hở. Các bác sỹ sẽ rạch một vết lớn trên bụng, bệnh nhân phải nằm viện dài ngày hơn, đau hơn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngày nay, kỹ thuật phổ biến hơn là nội soi cắt túi mật. Chỉ với vài vết rạch nhỏ ở bụng, sau đó một kính hiển vi có gắn máy quay video, cùng các dụng cụ mổ được luồn qua các vết rạch, giúp các bác sỹ thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật nội soi có hiệu quả cao và rất an toàn. Thời gian nằm viện chỉ 1 – 2 ngày, bệnh nhân ít đau hơn và có thể tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, những người béo phì hoặc những người đang bị viêm túi mật, nhiễm trùng nặng thì phương pháp mổ hở truyền thống được ưu tiên hơn.
Lợi thế của đông y trong điều trị sỏi túi mật
Khác với tây y, đông y coi con người là một thể thống nhất và cân bằng, hệ thống gan mật cũng vậy. Các phương pháp điều trị từ đông y không những hướng đến điều trị triệu chứng mà còn cải thiện chức năng gan mật, điều hòa rối loạn và phòng sỏi tái phát. Các thảo dược đông y, nổi bật 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo từ lâu đã được dùng như những vị thuốc quý trong điều trị sỏi mật. Sự kết hợp giữa chúng đem lại tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, vừa giải quyết triệu chứng trước mắt, vừa giúp điều hòa các rối loạn của hệ thống gan mật và bào mòn sỏi túi mật hiệu quả.
Sỏi túi mật điều trị không khó nhưng rất khó điều trị dứt điểm. Điều trị sỏi túi mật bằng phương pháp đông – tây y kết hợp chính là một xu hướng mới hiệu quả và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tham khảo: http://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-gallstones-treatment#2
Bình luận