Cắt túi mật là phẫu thuật nhằm loại bỏ túi mật ra khỏi cơ thể. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm ngay dưới gan, lệch sang phía trên bên phải ổ bụng. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và cô đặc dịch mật – dịch tiêu hóa do gan tiết ra để tiêu hóa chất béo.

Cắt túi mật là phẫu thuật nhằm loại bỏ túi mật ra khỏi cơ thể. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm ngay dưới gan, lệch sang phía trên bên phải ổ bụng. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và cô đặc dịch mật – dịch tiêu hóa do gan tiết ra để tiêu hóa chất béo.

Cắt túi mật là một phẫu thuật không quá phức tạp, nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật thấp. Người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường sau phẫu thuật cắt túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật có thể tiến hành bằng 2 phương pháp là nội soi và mổ hở.

1. Khi nào nên phẫu thuật cắt túi mật?

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Sỏi túi mật đã gây biến chứng

- Quá nhiều sỏi trong túi mật (sỏi chiếm hơn 2/3 diện tích túi mật)

- Viêm túi mật cấp tính

- Polyp túi mật nghi ngờ ác tính

- Vôi hóa túi mật (túi mật sứ)

Soi-tui-mat-la-nguyen-nhan-pho-bien-phai-cat-tui-mat
Sỏi túi mật là nguyên nhân phổ biến phải cắt túi mật

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật cắt túi mật?

Trước cuộc phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh sẽ được yêu cầu:

- Uống thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột

- Nhịn ăn qua đêm trước khi phẫu thuật vào sáng hôm sau. Người bệnh có thể uống một chút nước, nhưng cần tránh ăn uống ít nhất 4 tiếng trước khi phẫu thuật.

- Ngừng uống thuốc và vitamin bổ sung vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

3. Các phương pháp phẫu thuật cắt túi mật?

Các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi hoặc mổ hở.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật, các bác sỹ sẽ rạch 4 vết nhỏ ở bụng. Luồn một ống mềm có gắn camera và các dụng cụ phẫu thuật qua vết mổ, sau đó thực hiện các thao tác cắt và lấy túi mật ra ngoài. Tiếp theo, các bác sỹ sẽ chụp Xquang hoặc siêu âm ổ bụng để xác định sỏi có còn sót lại trong đường dẫn mật hay không. Sau đó các vết mổ được khâu lại và bệnh nhân được đưa đến phòng hậu phẫu. Thời gian thực hiện phẫu thuật mất khoảng từ 1 – 2 h

Những trường hợp không áp dụng phẫu thuật nội soi cắt túi mật: bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy tim sung huyết, ung thư túi mật, viêm túi mật đe dọa vỡ túi mật…

Cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở

Với phương pháp mổ hở, các bác sỹ sẽ thực hiện vết rạch khoảng 15 cm ở phần bụng phải dưới xương sườn, bộc lộ cơ, mô, gan và túi mật, sau đó tiến hành cắt túi mật.

4. Phục hồi sau phẫu thuật cắt túi mật

Sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh sẽ được đưa vào phòng hậu phẫu để được chăm sóc và hồi phục sức khỏe.

- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: người bệnh phục hồi nhanh, thậm chí được xuất viện vòng 24h sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể ăn uống, không đau và đi lại bình thường. Sau thời gian khoảng một tuần, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

- Cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở: người bệnh phải nằm viện từ 2-3 ngày sau phẫu thuật và mất khoảng 4 - 6 tuần để phục hồi hoàn toàn.

5. Rủi ro sau cắt túi mật là gì?

Mặc dù cắt túi mật tương đối an toàn tuy nhiên nó cũng có nguy cơ gây biến chứng bao gồm:

- Hội chứng sau cắt túi mật như: đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy là những triệu chứng thường gặp ở nhiều người bệnh. Những triệu chứng này có thể cải thiện sau một khoảng thời gian ngắn khi cơ thể thích ứng được với tình trang không còn túi mật. Tuy nhiên, có đến 30% người bệnh mắc các triệu chứng dai dẳng kéo dài, thậm chí vài tháng. Bác sỹ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc cầm tiêu như loperamide nếu bị tiêu chảy kéo dài.

- Biến chứng rò mật, chảy máu, hình thành cục máu đông, nhiễm trùng, tổn thương đường dẫn mật, gan hoặc niêm mạc ruột non, viêm tụy, viêm phổi.

Nguy cơ biến chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào sức khỏe và thể trạng của từng người bệnh.

6. Cắt túi mật là chữa khỏi bệnh sỏi mật?

Không phải cứ cắt túi mật là có thể chữa khỏi bệnh sỏi mật. Thực tế, theo thống kê có tới 30-50% trường hợp vẫn có sỏi tái phát trong đường dẫn mật trong thời gian từ 3-5 năm sau phẫu thuật. Do đó, vấn đề đặt ra trước mắt là làm thế nào để cải thiện rối loạn trên đường tiêu hóa và mục tiêu xa hơn là phòng chống sỏi tái phát sau phẫu thuật.

Nhiều nghiên cứu chứng minh các thảo dược tự nhiên như: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần có tác dụng làm tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật đồng thời cải thiện chức năng gan mật và các rối loạn tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, đầy trướng, tiêu chảy. Hơn nữa, còn phòng ngừa nguy cơ sỏi tái phát. Đây chính là xu hướng mới được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả.

7. Chế độ ăn sau phẫu thuật cắt túi mật?

Sau phẫu thuật cắt túi mật nếu có một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn hạn chế được chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, giảm nguy cơ mắc sỏi tái phát.

- Không ăn thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên xào và chất béo bão hòa (chất béo động vật) ít nhất một tuần sau phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh nên chọn thực phẩm ít béo hoặc chất béo thực vật từ quả bơ, đậu phộng, dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương), các loại quả hạch,…

- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn giúp làm tăng nhu động ruột, các chất xơ hòa tan trong ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, trong rau xanh, hoa quả tươi rất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ trong một vài tuần vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng đầy trướng.

- Ăn những bữa nhỏ và thường xuyên hơn để cơ thể tự điều tiết quá trình tiết dịch mật, tránh gây quá tải lên hệ thống gan mật.

Han-che-an-thuc-pham-giau-chat-beo-va-cholesterol-sau-cat-tui-mat
Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và cholesterol sau cắt túi mật

Không phải trường hợp nào cũng nên phẫu thuật cắt túi mật. Ở những bệnh nhân mắc sỏi mật chưa có triệu chứng, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe yếu thì điều trị nội khoa bảo tồn túi mật chính là lựa chọn ưu tiên hơn. Vì vậy, sau khi cân nhắc giữa lơi ích và nguy cơ, các bác sỹ sẽ đưa ra quyết định có nên phẫu thuật cắt túi mật hay không.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholecystectomy/home/ovc-20229995

Bình luận