5 cách giảm khó chịu sau cắt túi mật
Dưới đây là 5 mẹo để tránh cảm giác khó chịu sau cắt túi mật
Sau cắt túi mật nên bắt đầu bằng các thức ăn mềm, dễ tiêu
Ngay những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu để tránh gây áp lực lên hệ thống gan mật. Sau đó, khi mà cơ thể đã ổn định và thích ứng với việc không còn túi mật bạn có thể ăn trở lại những thực phẩm khác.
Chia nhỏ bữa ăn và hạn chế những thức ăn giàu chất béo.
Người bệnh sau cắt túi mật nên tránh thức ăn chiên, xào, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, thực phẩm có mùi mạnh và gây đầy hơi. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn quá nhiều nhưng ít bữa để hệ thống gan mật được hoạt động thường xuyên hơn nhưng không gây quá tải.
Một chế độ ăn ít chất béo mà những người sau cắt túi mật nên áp dụng là không nên ăn quá 30% lượng chất béo so với tổng lượng calo từ thức ăn mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Tức là nếu bạn ăn khoảng 1800 calo mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ không quá 60g chất béo.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây quá tải cho gan mật
Ăn chất xơ đúng cách để hạn chế đầy trướng sau cắt túi mật.
Chất xơ trong nhiều loại thực phẩm có thể rất tốt cho tiêu hóa nhưng nó cũng chính là nguyên nhân gây đầy trướng, sinh hơi nếu bạn ăn quá nhiều.
- Bánh mỳ nâu, bánh mỳ nguyên hạt
- Quả hạch
- Các loại đậu
- Ngũ cốc nguyên cám
Khi đưa những thực phẩm này vào chế độ ăn của bạn, nên ăn dần dần từng lượng nhỏ, thay vì ăn quá nhiều để tránh tiêu chảy, tức bụng và đầy hơi.
Giảm nhanh chóng đầy trướng, khó tiêu sau cắt túi mật bằng thảo dược
Theo đông y, nhiều thảo dược truyền thống như Uất kim, Chỉ xác,… có tác dụng tiêu khí phá thực, tăng nhu động ruột, giảm nhanh chóng đầy trướng, khó tiêu. Và từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh gan mật, đặc biệt là bài thuốc từ 8 loại thảo dược Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần.
Chỉ xác, Uất kim – thảo dược giúp giảm đầy trướng, khó tiêu sau cắt túi mật
Khám bệnh đinh kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe
Các triệu chứng sau cắt túi mật thường không kéo dài quá lâu, chúng sẽ biến mất sau vài tuần. Nhưng có đến 30% người bệnh thấy xuất hiện kéo dài dai dẳng vài tháng. Tốt nhất, bạn nên nói chuyện với bác sỹ điều trị hoặc đến bệnh viện để điều trị nếu gặp những triệu chứng sau:
- Đau bụng dai dẳng, đau trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài.
- Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng
- Vàng da
- Táo bón hoặc không trung tiện được trong thời gian hơn ba ngày sau phẫu thuật
- Tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày sau phẫu thuật
Những mẹo đơn giản trên có thể giúp bạn làm giảm nhanh chóng sự khó chịu sau khi cắt túi mật. Tuy nhiên, cắt túi mật chỉ là một phương pháp điều trị chứ không thể chữa bệnh triệt để, nhất là bệnh sỏi mật. Vì vậy, cắt túi mật chỉ nên thực hiện ở những trường hợp thực sự cần thiết sau khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Bình luận