Polyp túi mật là bệnh chỉ sự tăng sinh bất thường các tế bào trong niêm mạc thành túi mật. Đa phần polyp túi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và đến hơn 90% lành tính. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể gây nên biến chứng viêm túi mật, vàng da, tắc mật, đau hạ sườn phải tương tự như sỏi mật. Để lựa chọn được phương pháp điều trị polyp túi mật hiệu quả, cần phụ thuộc vào kích thước của polyp và các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của polyp túi mật

Đa phần polyp túi mật không có triệu chứng hoặc người bệnh có thể mắc triệu chứng khá mơ hồ. Thay vào đó, trong hầu hết trường hợp, polyp túi mật được phát hiện một cách tình cờ khi siêu âm hoặc sau khi phẫu thuật cắt túi mật vì một bệnh khác.

Các triệu chứng của polyp túi mật thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh sỏi mật. Để hiểu rõ hơn bạn có thể theo dõi bảng dưới đây

Chẩn đoán xác định polyp túi mật

Để chẩn đoán xác định polyp túi mật cần kết hợp các phương pháp như siêu âm bụng, chụp CT hoặc siêu âm nội soi (EUS)

Hiện tại, siêu âm bụng là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để phát hiện sớm polyp túi mật.

Siêu âm nội soi là phương pháp có độ nhạy khá cao để xác định kích thước polyp, số lượng, hình dạng polyp túi mật và dự đoán nguy cơ polyp ác tính.

CT scan là phương pháp hiệu quả để chẩn đoán polyp túi mật ở những bệnh nhân ung thư túi mật.

Các biến chứng polyp túi mật

Hầu hết polyp túi mật là lành tính, tuy nhiên, có một tỷ lệ nhất định polyp túi mật có thể tiến triển thành ung thư túi mật. Đặc biệt, những polyp có kích thước lớn hơn 2 cm, tỷ lệ ung thư khá cao.

Ngoài ra, sự phát triển của polyp trong túi mật có thể gây nên các cơn đau bụng mật, viêm túi mật cấp, vàng da tắc mật hoặc viêm tụy,…

 Polyp-tui-mat-co-the-gay-nhung-con-dau-bung-mat

Polyp túi mật có thể gây những cơn đau bụng mật

Lựa chọn điều trị polyp túi mật

Đối với polyp túi mật, kích thước polyp chính là tiêu chuẩn vàng giúp xác định khoảng thời gian theo dõi hoặc có phương pháp điều trị phù hợp.

Vì tính chất lành tính của hầu hết polyp túi mật nên cách tiếp cận ban đầu hiệu quả nhất là theo dõi tiến triển của polyp trong trường hợp polyp có kích thước nhỏ.

Với những polyp có kích thước lớn thì ung thư hóa là nguy cơ chính nguy hiểm nhất, tuy nhiên, ung thư túi mật do polyp thường mang tính tiên lượng hoặc dự đoán nên cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị duy nhất khi nghi ngờ polyp ác tính.

Polyp nhỏ hơn 5 mm: Thường lành tính, có bản chất là cholesterol. Siêu âm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để theo dõi tiến triển của polyp thường được khuyến cáo ở những người bệnh này. Không cần thiết phải theo dõi thêm nếu polyp không thay đổi kích thước và tính chất trong thời gian dài.

Polyp có kích thước từ 5 – 10 mm: Có thể là polyp cholesterol, u tuyến hoặc ung thư biểu mô tế bào. Những trường hợp đa polyp hoặc polyp có cuống thường là polyp cholesterol. Trường hợp polyp đơn độc, không cuống có nhiều khả năng tiến triển thành ung thư túi mật. Với những người bệnh mắc polyp có kích thước kể trên, thường được khuyến cáo siêu âm theo dõi thường xuyên hơn sau từ 3 – 6 tháng/lần và định kỳ hằng năm nếu polyp ổn định.

Polyp có kích thước từ 10 – 20 mm: Thường được xem là ác tính và được chỉ định cắt túi mật. Ngoài ra, trong quá trình theo dõi nếu polyp có kích thước tăng nhanh bất thường, gây nhiều triệu chứng thì cần phẫu thuật sớm theo chỉ định cụ thể của bác sỹ.

Polyp kích thước lớn từ 18 – 20 mm hoặc lớn hơn: Là những polyp ác tính và cần phải phẫu thuật loại bỏ. Người bệnh mắc những polyp như vậy cũng cần tầm soát nguy cơ ung thư bằng siêu âm hoặc siêu âm nội soi để phát hiện sớm tế bào di căn. Ngoài cắt bỏ túi mật, một số trường hợp có thể phải phẫu thuật cắt bỏ phần hạch bạch huyết hoặc một phần gan nếu phát hiện tế bào ung thư đã di căn.

Thay đổi lối sống không có nhiều vai trò trong việc hình thành polyp hoặc nguy cơ polyp tiến triển ác tính. Tuy nhiên, thực hiện lối sống khoa học và chế độ ăn có kiểm soát giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng polyp và hạn chế nguy cơ mắc sỏi mật ở người bệnh polyp túi mật.

Thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị polyp túi mật

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có loại thuốc nào có thể làm tan hoặc teo được polyp nhưng nhiều phát hiện mới cho thấy rằng việc sử dụng thêm các thảo dược lợi gan mật như Uất kim, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác,…giúp giảm đáng kể nguy cơ polyp tăng kích thước và gây biến chứng.

                                                                         Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.clinicaladvisor.com/gastroenterology-hepatology/gallbladder-polyps/article/596371/

 

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận