Biến chứng sỏi túi mật khá nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời, thậm chí có thể phải cắt túi mật và đe dọa tính mạng. Nguy cơ xuất hiện biến chứng sẽ tăng lên 1-2% mỗi năm. Bài viết sau đây giúp bạn nắm được các biến chứng của sỏi túi mật và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Biến chứng sỏi túi mật khá nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời, thậm chí có thể phải cắt túi mật và đe dọa tính mạng. Nguy cơ xuất hiện biến chứng sẽ tăng lên 1-2% mỗi năm. Bài viết sau đây giúp bạn nắm được các biến chứng của sỏi túi mật và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Biến chứng sỏi túi mật rất nguy hiểm, có thể để lại di chứng lâu dài về sau

Biến chứng sỏi túi mật rất nguy hiểm, có thể để lại di chứng lâu dài về sau

Các biến chứng thường gặp nhất của sỏi túi mật

Các biến chứng sỏi túi mật nguy hiểm gồm viêm túi mật cấp, viêm túi mật mạn tính, viêm tuỵ cấp, ung thư túi mật, sỏi mật ruột… Biến chứng sỏi túi mật có thể xảy ra ở những người đã phát hiện sỏi trước đó. Nhưng cũng có nhiều người nhập viện vì biến chứng mới biết mình bị sỏi. Đó là do sỏi túi mật âm thầm tăng kích thước lâu ngày, khi thấy triệu chứng rõ ràng cũng là khi sỏi đã gây biến chứng.

Dưới đây là đặc điểm và dấu hiệu nhận biết các biến chứng của sỏi túi mật:

Viêm túi mật cấp tính

Đây là biến chứng của sỏi mật nặng nề với tỷ lệ tử vong vào khoảng 4–5%, hay gặp nhất ở người bị sỏi túi mật dạng bùn. Thống kê cho thấy viêm túi mật do sỏi chiếm tỷ lệ hơn 90%, chỉ có khoảng 10% là viêm túi mật không sỏi.

Tình trạng viêm thường xảy ra khi sỏi di chuyển, cọ xát và làm tổn thương niêm mạc thành túi mật. Đôi khi cũng xảy ra khi sỏi có kích thước, số lượng quá lớn làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, gây những cơn đau quặn mật.

Bệnh viêm sỏi túi mật trải qua 3 giai đoạn: Phù nề, nung mủ và hoại tử. Mức độ viêm sỏi mật có nguy hiểm không và cách điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng sức khỏe người bệnh. 

  • Nếu bệnh ở giai đoạn phù nề, sau khi điều trị nội khoa mà sức khoẻ ổn định thì chưa cần phẫu thuật, có thể sử dụng giải pháp tan sỏi từ Tây y hoặc Đông y. 
  • Khi bệnh đã đến giai đoạn có mủ và hoại tử thì chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật cắt túi mật càng sớm càng tốt. Nếu không được xử trí kịp thời, 10-15% người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ vỡ túi mật, hoại tử túi mật, dẫn đến viêm phúc mạc mật và gây nguy hiểm cho tính mạng. 

Viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật mạn tính là tình trạng túi mật co nhỏ, thành túi mật dày và xơ hóa, bị canxi hóa toàn bộ (túi mật sứ), làm túi mật mất hoàn toàn chức năng cô đặc và dự trữ dịch mật, thậm chí có nguy cơ ung thư khá cao. 

Đây là biến chứng của bệnh sỏi túi mật nguy hiểm, xảy ra sau nhiều lần viêm túi mật cấp tính. Ở những trường hợp này, đa phần bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật sớm để tránh rủi ro cho người bệnh.

Soi-tui-mat-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Viêm túi mật cấp và mạn tính là biến chứng sỏi mật nguy hiểm

Viêm tuỵ cấp

Viêm tuỵ cấp là biến chứng sỏi ống mật chủ nguy hiểm. Tuy nhiên, sỏi túi mật cũng có thể gây viêm tụy cấp khi sỏi di chuyển qua ống túi mật, kẹt tại ngã ba mật tụy – gần vị trí cơ vòng Oddi và khiến ống tuỵ bị tắc nghẽn tạm thời. 

Những người bị sỏi túi mật nhiều viên, kích thước nhỏ có nguy cơ viêm tuỵ cấp cao hơn, vì sỏi dễ lọt qua cổ túi mật hơn.

Dấu hiệu của viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột và có nhiều điểm giống với triệu chứng sỏi đường mật gây ứ mật như đau quặn hạ sườn phải, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn… Mặc dù ở mức độ nhẹ thì viêm tuỵ cấp vẫn là biến chứng của sỏi túi mật nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Sỏi mật ruột

Sỏi mật lớn khi rơi vào đường ruột, có thể bị tắc nghẽn ở van ileocecal (cơ vòng nằm ở ngay ngã ba ruột non và ruột già), gây xói mòn thành ruột non. Biến chứng này được gọi là sỏi mật ruột, tắc ruột do sỏi.

Nếu bạn đang băn khoăn sỏi túi mật có nguy hiểm không, hãy nhanh chóng liên hệ với chuyên gia và chia sẻ tình trạng bệnh hiện tại của bạn, chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất, tránh biến chứng sỏi túi mật.

Hội chứng Mirizzi

Đây là biến chứng của sỏi túi mật xảy ra khi sỏi lớn nằm chắn ngay gần cổ túi mật (túi Hartmann) và chặn dòng chảy của dịch mật ra vào túi mật. Người bệnh thường có biểu hiện vàng da tắc mật, đau bụng mật kèm theo nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu và ngứa.

Ung thư túi mật

Đây là biến chứng của bệnh sỏi túi mật nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi ung thư phát triển và được chẩn đoán tình cờ sau khi cắt túi mật.

Những người bị sỏi mật lâu năm, viêm túi mật mạn tính có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường. 

Người bệnh không nên chủ quan với các biến chứng sỏi túi mật

Xem thêm

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không? Khi nào cần mổ sỏi túi mật

Bị sỏi mật có nguy hiểm không? [Chuyên gia tư vấn cụ thể]

Sỏi túi mật khi nào phải mổ? Biến chứng sau mổ sỏi túi mật

Người bệnh sỏi túi mật chỉ nên cân nhắc mổ khi sỏi gây biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, chức năng túi mật không còn, thường xuyên gây đau đớn dữ dội, viêm túi mật tái đi tái lại.

Với sự phát triển của y học hiện đại, rất hiếm trường hợp gặp phải biến chứng trong quá trình mổ cắt túi mật. Điều mà bác sĩ và người bệnh quan ngại nhất lại là những biến chứng sau cắt túi mật, bao gồm tình trạng rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải, táo bón…) và sỏi tái phát tại đường mật.

Nhiều người bị rối loạn tiêu hoá kéo dài từ vài tháng đến vài năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Có người lại bị tái phát sỏi chỉ sau thời gian ngắn cắt túi mật và phải tiếp tục phẫu thuật. Lúc này, họ tiếp tục phải đối diện với những biến chứng sau mổ sỏi đường mật, gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.

TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hoá, viện quân y 103) khuyên người bệnh không nên cắt túi mật khi sỏi chưa gây biến chứng

Xem thêm: Bị sỏi túi mật 11mm có nên cắt túi mật không?

Cách phòng ngừa biến chứng sỏi túi mật tránh mổ

Để phòng ngừa biến chứng của bệnh sỏi túi mật, không có giải pháp nào tốt hơn là chủ động làm tan sỏi. Đó cũng là lý do hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sử dụng những giải pháp làm tan sỏi túi mật tự nhiên từ thảo dược Đông y. 

Với tiêu chí an toàn và tác dụng từ nguyên nhân gây ra sỏi, bài thuốc 8 thảo dược quý sau đây đã trở thành lựa chọn đầu tay của nhiều chuyên gia gan mật: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo

Sự kết hợp của 8 thảo dược quý được phát triển từ bài thuốc cổ truyền tốt cho gan mật Nhân kim thang của TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội). Cho đến nay, đây vẫn là bài thuốc duy nhất chứng thực được tác dụng làm tan sỏi túi mật, cải thiện triệu chứng và ngăn biến chứng do sỏi gây ra. 

Nhiều người bệnh chia sẻ sau khi dùng bài thuốc 8 thảo dược quý, các triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra cải thiện chỉ sau 2-4 tuần, sỏi đều giảm kích thước hoặc tan dần sau 3-6 tháng và họ cũng không còn lo lắng vì biến chứng của sỏi túi mật nữa.

Bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm tan sỏi, ngăn ngừa biến chứng sỏi túi mật hiệu quả

Bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm tan sỏi, ngăn ngừa biến chứng sỏi túi mật hiệu quả

Bên cạnh dùng thảo dược thì việc phòng ngừa biến chứng của sỏi túi mật bằng cách thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng.

  • Ăn đủ bữa, đặc biệt không nên bỏ bữa sáng để hạn chế nguy cơ ứ trệ dịch mật trong túi mật.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, không ăn quá nhiều những thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo như nội tạng động vật, mỡ, da động vật,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý, không giảm cân quá nhanh và thường xuyên vận động, tập thể dục; hạn chế ngồi nhiều.

Sỏi túi mật có thể gây nhiều khó chịu đến sức khỏe nhưng với một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống – tập luyện hợp lý và dùng thêm bài thuốc 8 thảo dược quý thì bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ mắc biến chứng sỏi túi mật nguy hiểm.

Xem thêm: Sỏi túi mật 3mm kèm viêm gan B nên điều trị thế nào?

 

Tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, nhs.uk, bpac.org.nz

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận