Viêm đường mật có thể gây viêm gan, nhiễm trùng máu… thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy viêm đường mật là bệnh gì, dấu hiệu ra sao và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Hiểu rõ về viêm đường mật giúp người bệnh có giải pháp điều trị phù hợp

Hiểu rõ về viêm đường mật giúp người bệnh có giải pháp điều trị phù hợp

Viêm đường mật là gì?

Viêm đường mật là tình trạng viêm, nhiễm trùng đường mật. Hệ thống đường mật bao gồm các đường dẫn mật trong và ngoài gan, giúp vận chuyển dịch mật từ gan xuống tá tràng để tiêu hóa chất béo hoặc quay lại dự trữ trong túi mật

Hiện nay có khá nhiều cách phân loại bệnh viêm đường mật nhưng phổ biến nhất là phân loại theo tình trạng bệnh, nguyên nhân hoặc vị trí bị viêm.

  • Dựa vào tình trạng bệnh: Viêm đường mật cấp và viêm đường mật mạn.
  • Dựa vào nguồn gốc hình thành bệnh: Viêm đường mật tiên phát (viêm đường mật nguyên phát do u đường mật, hẹp đường mật bẩm sinh gây viêm) và viêm đường mật thứ phát (nhiễm trùng đường mật ngược dòng, nhiễm trùng đường mật sau phẫu thuật…)
  • Dựa vào vị trí: Viêm đường mật trong gan (nhiễm trùng đường mật trong gan) và ngoài gan.

Nguyên nhân viêm đường mật

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường mật thường là do dịch mật bị tắc nghẽn bởi sỏi đường mật (phổ biến nhất) hoặc khối u đường mật, chít hẹp đường mật, giun chui ống mật, cục máu đông hình thành trong đường ống dẫn mật. 

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường mật bao gồm:

  • Do vi khuẩn từ ruột non đi ngược lên túi mật. Vi khuẩn gây viêm đường mật thường gặp là Escherichia coli (chiếm 70 - 80% các trường hợp) và các vi khuẩn ký sinh trong đường ruột (trực khuẩn, thương hàn, liên cầu, tạp khuẩn…). 
  • Sau phẫu thuật đường tiêu hóa, viêm tuyến tụy
  • Do sự xâm nhập của ký sinh trùng từ bên ngoài cơ thể
  • Nhiễm trùng đường mật sau nội soi mật tụy ngược dòng

Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường mật

Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường mật

Ai có nguy cơ bị viêm đường mật cao?

Nếu bị sỏi mật kể cả sỏi túi mật hay sỏi đường mật, bạn đều có nhiều nguy cơ bị viêm đường mật hơn. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • Mắc các bệnh tự miễn dịch như bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn)
  • Gần đây có thực hiện can thiệp liên quan đến hệ thống ống mật như phẫu thuật hay nội soi đường mật.
  • Bị HIV hoặc có đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ nhiễm giun hoặc ký sinh trùng cao.

Các biến chứng viêm đường mật

Nếu chủ quan với các biểu hiện và phát hiện bệnh muộn, viêm đường mật có thể gây ra các biến chứng cấp tính sau:

  • Viêm mủ đường mật: Tình trạng nhiễm khuẩn nặng có kèm thêm các ổ mủ, gây đau quặn bụng và có thể bị trụy tim mạch.
  • Thấm mật phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng: Khiến bệnh nhân bị sốt cao, vàng da rõ, phản ứng co cứng thành bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt.
  • Chảy máu đường mật: Bệnh nhân có đau sốt vàng da, nôn ra máu, cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì. 
  • Shock mật: Sốt cao, vàng da đậm, mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp, thiểu niệu, vô niệu, toàn trạng suy sụp nhanh chóng.
  • Nhiễm khuẩn máu: Sốt cao rét run nhiều, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, cấy máu thấy vi khuẩn mọc, bệnh nhân bị chướng bụng, vô niệu.

Viêm đường mật có thể gây biến chứng cấp tính viêm mủ đường mật

Viêm đường mật có thể gây biến chứng cấp tính viêm mủ đường mật

Bên cạnh đó, bệnh viêm đường mật còn gây các biến chứng mạn tính gồm:

  • Viêm xơ đường mật: Có thể là tình trạng viêm đường mật xơ hóa nguyên phát (viêm xơ đường mật nguyên phát) hoặc thứ phát nhưng đều có điểm chung là cấu trúc đường mật bị xơ chai, mất chức năng vận động.
  • Áp xe đường mật: Với triệu chứng sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng thấy trên mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ.
  • Viêm gan mật: Có biểu hiện da vàng, gan to chắc, nhẵn, rối loạn tiêu hoá, chảy máu cam và chảy máu chân răng...
  • Ung thư đường mật: Bệnh nhân có vàng da ngày càng tăng, suy sụp cơ thể nhanh, chụp đường mật thấy tổn thương ung thư.
  • Viêm thận, suy thận: Với các triệu chứng như đái ít, nước tiểu có trụ hạt, có hồng cầu, bạch cầu, albumin, phù mặt, urê máu tăng, creatinin tăng…

Chủ động điều trị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa biến chứng, tránh phải lo lắng nhiễm trùng đường mật có nguy hiểm không. Hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline 0981.238.218 để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Dấu hiệu viêm đường mật thường gặp

Khoảng 50-70% các trường hợp viêm đường mật có biểu hiện điển hình của tam chứng Charcot gồm đau - sốt - vàng da. Cụ thể như sau:

  • Đau: Người bệnh đột ngột bị đau quặn bụng vùng hạ sườn phải. Cơn đau thường dữ dội, lan lên ngực, lên vai phải hoặc vùng thượng vị, ra sau lưng khiến bạn lăn lộn trên giường hay không dám thở mạnh. Một vài trường hợp, ví dụ như người già có thể trạng suy kiệt, người bệnh có thể chỉ đau âm ỉ hoặc có cảm giác tức nặng vùng bụng phải.
  • Sốt: Có tới 90% các ca viêm đường mật có sốt. Đặc điểm sốt do viêm đường mật là sốt cao triền miên không rõ nguyên nhân kèm cảm giác rùng mình, ớn lạnh hoặc những cơn rét run vã mồ hôi.
  • Vàng da, vàng mắt, phân màu đất sét, nước tiểu đậm màu: Triệu chứng này thường xảy ra sau đau, sốt.

Ngoài ra, người bệnh viêm đường mật có thể gặp một số triệu chứng không điển hình khác như huyết áp tụt, cơ thể có cảm giác yếu mệt, không tỉnh táo, ăn không tiêu, ngứa toàn thân…

Đau hạ sườn phải kèm theo sốt là triệu chứng viêm đường mật điển hình

Đau hạ sườn phải kèm theo sốt là triệu chứng viêm đường mật điển hình

Cách chẩn đoán viêm đường mật

Để chẩn đoán viêm đường mật, ngoài dựa vào triệu chứng, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm sau:

  • Khám gan: Thấy gan to mấp mé bờ sườn phải, ấn vào đau. Mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật. Soi ổ bụng thấy gan có màu xanh sẫm, có những ổ mủ nhỏ, bờ gan tù trên mặt có giải fibrin.
  • Xét nghiệm dịch mật: Màu xanh sẫm đục, albumin tăng, tế bào mủ dương tính, cấy dịch mật có vi khuẩn mọc. 
  • Xét nghiệm máu: Thấy bilirubin máu tăng, chủ yếu là tăng bilirubin kết hợp; bạch cầu tăng; tốc độ máu lắng tăng; phosphatase kiềm tăng; men gan thường tăng nhẹ, amylase và lipase tăng nếu có biểu hiện viêm tụy. Cấy máu có thể phát hiện vi khuẩn khi nhiễm khuẩn huyết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Có muối mật, sắc tố mật. 
  • Siêu âm: Giúp xác định tình trạng, mức độ giãn đường mật và nguyên nhân viêm đường mật.

Điều trị viêm đường mật như thế nào?

Có 2 phương pháp chính để điều trị viêm đường mật cấp và mạn, đó là điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Trong đó, điều trị nội khoa bằng thuốc là chỉ định điều trị ưu tiên để xử trí viêm đường mật cấp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và/ hoặc thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt...

Đa số người bệnh đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc kháng sinh viêm đường mật. Với điều kiện, họ cần tuyệt đối tuân thủ việc điều trị theo đơn của bác sỹ, không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc, bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn kháng thuốc và trở lên nguy hiểm hơn.

Sau khi các triệu chứng sốt, vàng da, đau quặn hạ sườn phải thuyên giảm, nếu xác định nhiễm trùng đường mật do sỏi, người bệnh sẽ được can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi, mổ viêm đường mật (mổ hở lấy sỏi, cắt gan)… Hoặc trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng đường mật cấp với các biến chứng nghiêm trọng, họ sẽ được tiến hành phẫu thuật ngay.

Hiện vẫn chưa có thuốc để điều trị viêm xơ đường mật nên khi gặp tình trạng này, đa phần người bệnh sẽ được chỉ định dẫn lưu dịch mật hoặc phẫu thuật.

Dùng thuốc là chỉ định ưu tiên để điều trị viêm đường mật

Dùng thuốc là chỉ định ưu tiên để điều trị viêm đường mật

Cách phòng bệnh viêm đường mật

Để phòng bệnh viêm đường mật, bạn cần ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Nếu đang mắc sỏi đường mật, bạn sẽ cần thêm một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Ăn hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ, nội tạng động vật
  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút
  • Hạn chế rượu bia, uống đủ nước mỗi ngày.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh chỉ có thể ngăn sỏi tăng kích thước. Vì thế, người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm một số thảo dược truyền thống để hỗ trợ làm tan sỏi, kháng khuẩn, kháng viêm thì mới có thể phòng bệnh viêm đường mật một cách hiệu quả nhất.

Nổi bật trong số các giải pháp từ thảo dược Đông y là bài thuốc 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Đây là bài thuốc đã có nghiên cứu bài bản tại viện quân đội lớn tại Hà Nội, có tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, vừa giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật để bào mòn sỏi mật, vừa hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm để ngăn viêm đường mật tái phát, cải thiện triệu chứng đầy trướng, khó tiêu ở người bị viêm đường mật mạn.

Trong tình cảnh các thuốc tan sỏi Tây y gần như không có hiệu quả với sỏi đường mật lại có nhiều tác dụng phụ thì bài thuốc 8 thảo dược quý có lợi thế vượt trội hơn hẳn vì an toàn và có thể giúp bào mòn sỏi - nguyên nhân chính gây viêm đường mật.

TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) đánh giá cao hiệu quả của 8 thảo dược quý với viêm đường mật

Để được tư vấn về giải pháp 8 thảo dược quý toàn diện cho bệnh viêm đường mật, giúp hết viêm, tránh phẫu thuật, hãy gọi ngay cho chuyên gia gan mật theo số 0981 238 218

Viêm đường mật sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cũng như quản lý tốt bệnh sỏi mật. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ của bác sĩ và áp dụng các phương pháp phòng bệnh chủ động để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường mật tái phát.

 

Tham khảo: hopkinsmedicine.org, medlineplus.gov, suckhoedoisong.vn

Bình luận