Bùn mật hay còn gọi là sỏi bùn, đây là một biểu hiệu sớm của bệnh sỏi mật. Bùn mật có thể gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng như viêm đường mật, túi mật. Bạn cần chú ý điều trị ngay bằng cách thực hiện chế độ ăn, tập luyện để tăng cường sức khỏe đường mật trước khi bùn phát triển thành sỏi.

Bùn mật là gì?

Bùn mật (sỏi bùn) là một hỗn hợp của các hạt vi chất kết tủa từ các thành phần của dịch mật, phổ biến nhất là tinh thể cholesterol và muối bilirubinate calcium - đây là tiền thân của sỏi mật. Mặc dù kích thước của sỏi bùn không rõ ràng và khó phát hiện, nhưng các triệu chứng do bùn mật gây ra tương tự như sỏi mật, bạn cần chú ý phòng ngừa trước khi bùn tiến triển thành sỏi.

Bùn mật

Nguyên nhân hình thành sỏi bùn thường do giảm cân nhanh chóng, bỏ bữa kéo dài, mang thai, dùng một số thuốc (thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu, một số thuốc kháng sinh như ceftriaxone,…), ghép tủy hay ghép tạng, hay nuôi dưỡng lâu ngày bằng đường tĩnh mạch….

Triệu chứng và biến chứng do sỏi bùn

Bùn mật có thể gây ra các triệu chứng liên tục khi các hạt vi chất phát triển về kích thước và trở thành sỏi mật lớn hơn. Khi bùn ra khỏi túi mật đi vào ống túi mật hay ống mật chủ làm cản trở các ống dẫn từ túi mật vào ruột, nó có thể gây nên những triệu chứng y hệt với triệu chứng của sỏi túi mật, chủ yếu là:

+ Đau thường bắt đầu ở vùng thượng vị rồi khu trú ở ¼ vùng bụng trên bên phải, có thể là đau quặn hay đau liên tục, đôi khi đau lan lên vai phải.

+ Kèm buồn nôn và nôn ói

+ Có thể sốt, vàng da hay phân có màu đất sét

Bùn mật có thể gây ra các biến chứng như:

+ Viêm tụy tạng

+ Viêm mật quản

+ Viêm túi mật

Phát hiện bùn mật

Bùn mật có rất thể được phát hiện nhờ rất nhiều phương pháp như siêu âm, cộng hưởng từ, quét đường mật bằng phóng xạ hạt nhân, nội soi mật tụy ngược dòng, kiểm tra thành phần dịch mật,…Phương pháp hay được sử dụng nhất là siêu âm bao gồm siêu âm bụng và siêu âm nội soi.

Siêu âm bụng

Đối với siêu âm bụng, đầu dò được đặt trực tiếp trên da của bụng. Các sóng âm thanh đi qua da và sau đó vào các cơ quan bụng. Siêu âm bụng không gây đau, không tốn kém, và không có nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngoài việc xác định 97% sỏi mật trong túi mật, siêu âm bụng có thể xác định các bất thường khác có liên quan đến sỏi mật. Nó có thể xác định:

- Độ dày của túi mật khi có viêm túi mật.

- Mở rộng túi mật và ống mật bởi tắc nghẽn do sỏi.

- Viêm tụy.

- Bùn mật.

Khi siêu âm bụng sẽ thấy bùn xuất hiện dưới dạng các echo có biên độ thấp, không có bóng cản.

Siêu âm nội soi (EUS)

Nội soi siêu âm có thể xác định bùn mật và bất thường tương tự như siêu âm bụng, tuy nhiên hình ảnh thu được tốt hơn so với siêu âm bụng do đầu dò tiếp xúc gần với các cơ quan như túi mật, ống dẫn mật và tuyến tụy.

Mặc dù siêu âm nội soi tốt hơn so với siêu âm bụng nhưng nó có hạn chế là tốn kém hơn, không phổ biến, và mang một số nguy cơ biến chứng như thủng ruột. Siêu âm nội soi cũng là một cách tốt hơn so với siêu âm bụng để đánh giá tuyến tụy.

Nếu bệnh nhân có bùn mật mà bị phát triển các triệu chứng hoặc biến chứng (viêm tái đi, tái lại nhiều lần) phương pháp điều trị được lựa chọn là cắt bỏ túi mật. Với sỏi bùn thì vấn đề phòng ngừa tạo thành sỏi viên lớn hơn là rất quan trọng, phải chú ý điều trị yếu tố nguy cơ như: tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, tránh sử dụng các thuốc ngừa thai, thuốc hạ mỡ máu; nên giảm cân, tăng cường vận động, kèm theo chế độ dinh dưỡng hợp lý (giảm chất béo, tăng cường rau xanh, chất xơ, uống đủ nước…)

DS Đông Tây

Nguồn: http://www.medicinenet.com

Bình luận

  • Hoàng Thị Hương
    Hoàng Thị Hương - Gửi lúc 09:26 22/12/2021
    Bố tôi bị sỏi bùn túi mật, và bị sỏi trong gan. Bố tôi đã phẫu thuật gắp sỏi 2 lần và cắt túi mật và 1/3 gan phải. Hiện giờ bố tôi cứ thỉnh thoảng lại thấy đau giữ dội bác sĩ cũng đang chỉ định mổ. có cách nào để tự đào thải sỏi không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn
      Sỏi gan (sỏi đường mật trong gan) khó điều trị triệt để do vị trí hiểm hóc và khó can thiệp, tỉ lệ sót sỏi và tái phát sỏi sau khi điều trị cao. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, áp xe gan và thậm chí là ung thư đường mật trong gan. Không biết hiện nay kích thước sỏi của bố bạn là bao nhiêu? Hiện nay bố bạn có biểu hiện đau hạ sườn phải dữ dội thì nên nhập viện để phẫu thuật lấy sỏi gan hoặc cắt thùy gan nếu việc lấy sỏi khó khăn.
      Sỏi mật không thể tự đào thải được vì thế, tốt nhất trước mắt nên tuân thủ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bố bạn cần phải kết hợp với một chế độ ăn hạn chế cholesterol (như mỡ, da, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn chiên xào, rán,…), tăng cường rau xanh và chất xơ, ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, định kỳ tẩy giun 6 tháng /lần nhằm hạn chế tối đa các yếu tố thuận lợi cho sự tạo nhân và hình thành sỏi.
      Chúc bác chóng khỏe!
  • Hanhhong
    Hanhhong - Gửi lúc 09:21 22/12/2021
    Mẹ em bị sỏi bùn túi mật, lại mới bị tai nạn bị tổn thương gan chưa lành hẳn. Nhờ Bác sĩ chỉ giúp em cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả giúp mẹ em với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Sỏi bùn túi mật thật ra không quá nguy hiểm như nhiều bạn lầm tưởng. Nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị cũng như thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho gan mật thì sỏi bùn túi mật có thể bào mòn hết.
      Trước mắt, bạn nên khuyên mẹ thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol và tăng cường vận động thể dục đều đặn. Ngoài ra, mẹ bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với liều 4 - 6 viên/ 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h và cách các thuốc khác từ 1 - 2h, dùng thường xuyên liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
      Chúc mẹ bạn chóng khỏe.
      Thân!
  • Quỳnh
    Quỳnh - Gửi lúc 09:18 22/12/2021
    Mẹ em bị bùn mật ,bị cả ung thư cổ tử cung và sỏi thận BS có thể tư vấn chỉ giúp cho em về việc dùng các loại thuốc tự nhiên của đông y không ạ ! cách chữa thế nào ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Trường hợp của mẹ bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang, liều 4 - 6 viên/ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, cách các thuốc khác mà mẹ bạn đang sử dụng từ 1 - 2 h.
      Bên cạnh đó, trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bạn nên sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như rau, củ, quả; hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn tinh bột và đồ ăn nhiều cholesterol. Mẹ bạn cũng nên tập thể thao nhẹ nhàng để tăng vận động đường mật, hạn chế sự lắng đọng của cholesterol.
      Chúc mẹ bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe!
  • Hanhhong
    Hanhhong - Gửi lúc 21:20 19/05/2016
    Mẹ em bị sỏi bùn túi mật, lại mới bị tai nạn bị tổn thương gan chưa lành hẳn. Nhờ Bác sĩ chỉ giúp em cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả giúp mẹ em với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn, Sỏi bùn túi mật thật ra không quá nguy hiểm như nhiều bạn lầm tưởng. Nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị cũng như thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho gan mật thì sỏi bùn túi mật có thể không gây nên triệu chứng và ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Trước mắt, bạn nên khuyên mẹ thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên rán và tăng cường ăn rau xanh, uống đủ nước và nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Chúc mẹ bạn chóng khỏe.Thân!