5 nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật thường gặp nhất
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sỏi túi mật.
Nguyên nhân gây sỏi túi mật là gì?
Bệnh sỏi túi mật có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là 5 nguyên nhân sau:
Dư thừa cholesterol trong dịch mật
Bình thường các acid mật và muối mật sẽ hòa tan cholesterol có trong dịch mật để tất cả ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên nếu có quá nhiều cholesterol được bài xuất vào dịch mật, lượng cholesterol thừa có thể bị kết tụ lại và tạo thành sỏi.
Tình trạng dư thừa cholesterol trong dịch mật thường gặp ở những người bị béo phì, thừa cân, giảm cân đột ngột hoặc có chế độ ăn quá nhiều chất béo. Ngoài ra, những phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng dễ gặp tình trạng này. Bởi các thuốc tránh thai có thể kích thích quá trình sản xuất cholesterol ở gan. Điều này sẽ kéo theo việc tăng lượng cholesterol có trong dịch mật gây sỏi.
Lượng bilirubin trong mật quá cao
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi túi mật phổ biến. Bilirubin là sắc tố màu cam vàng được tạo thành từ quá trình thoái hóa hemoglobin của hồng cầu đã già cỗi.
Giống như cholesterol, lượng bilirubin bình thường sẽ cân bằng với các thành phần khác trong dịch mật. Nhưng khi tế bào gan bị tổn thương hoặc bạn đang bị rối loạn đông máu, lượng bilirubin trong dịch mật tăng cao sẽ lắng đọng thành sỏi. Những viên sỏi này thường có màu nâu sẫm, đen và được gọi là sỏi sắc tố.
Túi mật thường xuyên bị đầy
Nếu túi mật thường xuyên bị đầy do bạn nhịn ăn hoặc bỏ bữa, dịch mật sẽ phải cô đặc hơn để có thể nằm hết trong túi mật. Điều này cũng tạo điều kiện cho các thành phần trong dịch mật kết tụ lại thành sỏi.
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sẽ làm các thành phần trong dịch mật dễ bị lắng đọng thành sỏi. Mặt khác, xác của giun sán có thể lạc vào túi mật, trở thành nhân sỏi cho dịch mật bám vào. Nguyên nhân này khá thường gặp ở nước ta do điều kiện vệ sinh còn kém và nhiều người dân có thói quen ăn các thực phẩm sống.
Nhiễm giun sán cũng là một nguyên nhân gây sỏi túi mật phổ biến ở Việt Nam.
Giảm vận động đường mật
Khi đường mật co bóp kém, dịch mật sẽ bị ứ trệ trong túi mật, tạo điều kiện cho sỏi hình thành trong túi mật. Những người ít vận động sẽ có nguy cơ cao bị sỏi túi mật do nguyên nhân này.
Cách phòng và điều trị sỏi túi mật hiệu quả
Đa số sỏi túi mật được hình thành là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Do vậy, để phòng và điều trị sỏi hiệu quả, bạn cần áp dụng đồng thời các giải pháp dưới đây. Mục tiêu là ngăn chặn toàn diện các nguyên nhân gây sỏi túi mật.
Ăn uống lành mạnh
Bạn nên ăn giảm thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ; ưu tiên cá, thịt gia cầm bỏ da, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi. Bởi những thực phẩm này vừa không chứa cholesterol vừa giúp giảm lượng cholesterol hấp thu vào cơ thể.
Đồng thời, bạn cần ăn chín uống sôi, ăn đủ bữa, không nhịn ăn và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Loại đồ uống tốt nhất cho người sỏi túi mật là nước lọc, nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống các loại trà thảo mộc, cà phê với một lượng vừa phải.
Vận động thường xuyên
Các chuyên gia gan mật cho biết tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sỏi túi mật hình thành và phát triển. Vì vậy, dù đã bị sỏi túi mật hay chưa, bạn đều cần duy trì thói quen này.
Nếu bạn bị thừa cân, bạn có thể tăng thời gian tập, cường độ tập. Tuy nhiên đừng tăng quá nhiều để tránh cân nặng bị giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Hợp lý nhất, bạn chỉ nên giảm khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần.
Sử dụng thảo dược
Công thức 8 thảo dược giúp bài sỏi túi mật hiệu quả.
Cùng với chế độ ăn uống và thói quen vận động, người bị sỏi túi mật và người có nguy cơ cao mắc bệnh (thừa cân, men gan cao, mỡ máu…) nên sử dụng thêm 8 thảo dược quý: Uất kim, chi tử, nhân trần, kim tiền thảo, sài hồ, hoàng bá, diệp hạ châu, chỉ xác… Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của 8 loại thảo dược này có khả năng tác động vào tất cả các nguyên nhân gây sỏi:
- Tăng cường chức năng gan để giảm tình trạng dư thừa cholesterol hay bilirubin trong dịch mật.
- Tăng vận động đường mật để tránh dịch mật bị ứ trệ trong túi mật.
- Kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm nguy cơ tạo nhân sỏi.
Nhờ đó, sử dụng 8 thảo dược này có thể vừa giúp phòng ngừa vừa giúp bào mòn sỏi túi mật hiệu quả.
Trên đây là các nguyên nhân gây sỏi túi mật cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang có nguy cơ cao hoặc đang bị sỏi túi mật, hãy áp dụng sớm các giải pháp này để sớm tan sỏi, bảo vệ túi mật của mình.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn tham khảo
https://www.emedicinehealth.com/gallstones/article_em.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/symptoms-causes/syc-20354214
https://www.healthline.com/health/gallstones#causes
Bình luận