Sỏi túi mật là sự hình thành của các “hạt rắn” ở trong túi mật, do kết tụ một số thành phần trong dịch mật, bao gồm: cholesterol, bilirubin và muối mật. Bệnh diễn biến thầm lặng nhưng nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng sỏi túi mật hay gặp là gì? Làm sao để phát hiện sớm bệnh? Khi nào sỏi túi mật cần điều trị và cách điều trị sỏi túi mật nào hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là sỏi được hình thành trong túi mật, phần lớn là sỏi cholesterol, chỉ một tỷ lệ nhỏ là sỏi sắc tố.

Giống như các loại sỏi mật khác (sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan), sỏi túi mật hoàn toàn khác với sỏi thận. Sỏi thận là sỏi hình thành trong hệ thống đường tiết niệu. Quá trình bài sỏi sẽ cần cơ chế lợi tiểu và người bệnh có thể quan sát sỏi trong nước tiểu. Ngược lại, sỏi túi mật thường được dịch mật làm mềm trước, sau đó theo dòng chảy của dịch mật qua đường tiêu hoá và bài xuất ra ngoài theo đường phân.

Soi-tui-mat-co-thanh-phan-cau-tao-chu-yeu-la-cholesterol

Sỏi ở túi mật có thành phần cấu tạo chủ yếu là cholesterol

Sỏi túi mật có mấy loại?

Dựa theo hình dạng, sỏi túi mật sẽ được chia thành 2 loại sỏi túi mật dạng bùn (sỏi bùn túi mật) và dạng viên. Nếu dựa theo bản chất, sỏi túi mật sẽ có 3 dạng: sỏi cholesterol, sỏi bilirubin (sỏi sắc tố mật) hoặc sỏi hỗn hợp.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật

Bệnh lý sỏi túi mật được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan - nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài và nhiễm khuẩn dịch mật.

Những người có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây sẽ dễ có nguy cơ bị sỏi túi mật:

  • Dư thừa cholesterol, bilirubin trong dịch mật hoặc nồng độ muối mật giảm.
  • Dịch mật bị tắc nghẽn do polyp, khối u
  • Phụ nữ: Đặc biệt là nếu bạn đã có con hoặc sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.
  • Người dư cân hoặc béo phì.
  • Tuổi từ 40 trở nên.
  • Gan bị tổn thương do xơ gan, viêm đường mật, ứ mật…
  • Yếu tố gia đình.
  • Ăn kiêng quá mức hoặc giảm cân quá nhanh.
  • Sử dụng một số thuốc kéo dài như kháng sinh nhóm cephalosporin

Nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh sỏi túi mật, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh sỏi túi mật

80% các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng không rõ ràng và diễn ra âm thầm trong nhiều năm, dễ nhầm lẫn thành các bệnh đường ruột hoặc bệnh dạ dày. Một khi sỏi túi mật gây triệu chứng, tức là người bệnh có thể đã bị biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi túi mật có sỏi bao gồm:

  • Đau hạ sườn phải: Hạ sườn phải là điểm đau sỏi túi mật phổ biến nhất. Ngoài ra, cơn đau sỏi túi mật có thể lan ra lưng, ở bả vai bên phải, có thể dữ dội hoặc âm ỉ, dai dẳng, kéo dài tầm 30 phút thậm chí đến hàng giờ. Đau thường nặng hơn sau khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào buổi tối khiến người bệnh mất ngủ. Để cải thiện triệu chứng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau sỏi túi mật, chườm ấm, dầu thầu dầu… 

Vị trí đau sỏi túi mật thường ở bên hạ sườn phải, gần xương ức

Vị trí đau sỏi túi mật thường ở bên hạ sườn phải, gần xương ức

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bị sỏi túi mật thường có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn dầu mỡ.
  • Nôn, buồn nôn, kèm theo sốt, ớn lạnh, rét run: Nếu cơn đau sỏi túi mật xuất hiện kèm theo các dấu hiệu này, rất có thể người bệnh đang bị biến chứng viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật. 
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu: Là dấu hiệu của tắc mật, nếu chỉ có bệnh lý sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da nhưng nếu sỏi di chuyển lọt vào ống mật chủ thì có thể. Mức độ vàng da khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật.

Khi có những dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên thu xếp đến bệnh viện nhanh chóng để được xử lý kịp thời. Các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện sỏi ở túi mật bằng phương pháp siêu âm hoặc chụp CT scan. Một xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để giúp đánh giá được tình trạng viêm túi mật do sỏi.

Siêu âm – kỹ thuật đơn giản giúp chẩn đoán chính xác túi mật có sỏi

Siêu âm – kỹ thuật đơn giản giúp chẩn đoán chính xác túi mật có sỏi

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật không phải là căn bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và kinh tế của người bệnh.

Viêm túi mật

Viêm túi mật cấp là biến chứng sỏi túi mật thường gặp nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm thành túi mật. Nguy cơ này tăng lên ở những người bị sỏi túi mật kích thước lớn vì dễ mắc kẹt lại bên trong túi mật. Cần được điều trị bằng kháng sinh toàn thân hoặc phẫu thuật để cắt túi mật, nếu chậm trễ có thể dẫn đến hoại tử túi mật, thủng túi mật, thậm chí tử vong.

Viêm túi mật mạn tính là tình trạng tái đi tái lại nhiều lần của những cơn viêm túi mật cấp. Khi bị viêm túi mật mạn, lâu ngày thành túi mật dày lên, xơ hóa sẽ làm mất hoàn toàn chức năng cô đặc và dự trữ dịch mật.

Xem thêm: Viêm túi mật cấp và mãn tính - Biến chứng sỏi túi mật ẩn chứa nhiều rủi ro

Hội chứng Mirizzi

Là nguyên nhân bất thường gây vàng da tắc mật xảy ra khi một viên sỏi ở cổ túi mật (túi Hartmann) hoặc ống túi mật gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn ống gan chung.

Nhiễm trùng đường mật 

Nếu ống dẫn mật bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể phát triển gây nhiễm trùng ống dẫn mật.

Đừng để sỏi túi mật gây biến chứng rồi mới tìm cách chữa trị, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Viêm tụy cấp 

Là trường hợp ống tụy bị tắc nghẽn tạm thời trong quá trình sỏi bị kẹt ngay cơ vòng khi di chuyển vào tá tràng. Mặc dù ở mức độ nhẹ nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hiện nay chưa có thuốc chữa viêm tụy cấp, vì vậy điều trị tập trung hỗ trợ để tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh.

Ung thư túi mật 

Người có bệnh lý sỏi túi mật gây viêm tụy cấp thường không có triệu chứng cho đến khi ung thư phát triển và được chẩn đoán tình cờ sau khi cắt túi mật. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng cũng rất hiếm gặp trong những trường hợp bị sỏi ở túi mật.

Xem thêm: Ung thư túi mật: Phát hiện muộn đồng nghĩa với “án tử”

Vàng da tắc mật 

Khi sỏi chặn ống mật cản trở dòng chảy của mật vào tá tràng, gây các biểu hiện đau bụng mật kèm theo vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu và ngứa.

Sỏi mật ruột 

Sỏi túi mật khi rơi vào đường ruột có thể gây tắc nghẽn ở van ileocecal (cơ vòng nằm ở ngay ngã ba ruột non và ruột già), gây xói mòn thành ruột non. Khi đó, các sản phẩm thải của cơ thể có thể kết tụ lại với nhau, tạo thành viên sỏi tại nơi tổn thương này.

Tình trạng túi mật có sỏi dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm túi mật cấp

Tình trạng túi mật có sỏi dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm túi mật cấp

Sỏi túi mật có chữa được không?

Nếu được phát hiện sớm, bệnh lý sỏi túi mật hoàn toàn có thể chữa được mà không để lại rủi ro nào cho sức khỏe người bệnh. Trường hợp sỏi đã gây biến chứng hay kích thước sỏi quá lớn, việc điều trị cũng cần nhiều thời gian hơn, di chứng để lại cũng nặng nề hơn.

Khi nào cần điều trị sỏi túi mật

Trong hầu hết trường hợp, điều trị sỏi ở túi mật là cần thiết nếu người bệnh đã có triệu chứng. Với sỏi túi mật không triệu chứng, có thể theo dõi và trĩ hoãn phẫu thuật. Phẫu thuật cắt túi mật chỉ nên áp dụng khi bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10mm, sỏi lớn hơn 25mm gây nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm… 

Nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh sỏi túi mật, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp.

Những cách điều trị sỏi túi mật

Dựa vào triệu chứng bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra 3 phương pháp điều trị chính: thay đổi lối sống, theo dõi thường xuyên, điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt túi mật. Nhiều chuyên gia khẳng định: sự kết hợp giữa các phương pháp của y học hiện đại với các phép trị của y học cổ truyền là giải pháp chữa trị bệnh sỏi mật hiệu quả nhất.

Theo dõi và trì hoãn phẫu thuật

Hơn 80% người bị sỏi túi mật không hề phát hiện ra sự hiện diện của sỏi, bởi chúng không hề gây ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Trong những trường hợp tình cờ phát hiện hoặc sỏi túi mật không triệu chứng, người bệnh sẽ không cần phẫu thuật hay dùng thuốc mà sẽ được khuyên theo dõi thêm. 

Ngay cả khi người bệnh gặp các triệu chứng sỏi túi mật nhưng không quá nghiêm trọng, bác sĩ vẫn sẽ trì hoãn phẫu thuật nếu họ đã lớn tuổi, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…

Điều trị sỏi túi mật bằng Tây y

Điều trị nội khoa bằng thuốc và phẫu thuật hoặc can thiệp là những giải pháp chính mà bác sĩ chỉ định cho người bị sỏi túi mật.

- Bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì?

Thuốc hòa tan sỏi với bản chất là acid mật, chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol kích thước nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Trong đó, Ursodiol là loại phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. 

Thời gian để các thuốc này xử trí sỏi túi mật có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, nhưng thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa. Chú ý, người bị sỏi túi mật khi mang thai không được tự ý sử dụng các thuốc này nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số trường hợp sỏi túi mật nhiều và đã xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau sỏi túi mật, thuốc lợi mật hay kháng sinh… 

- Điều trị sỏi túi mật không phẫu thuật:

Khi người bệnh không muốn hoặc không đủ sức khỏe để trải qua các cuộc phẫu thuật, mắc kèm cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ, bác sĩ có thể đề nghị kỹ thuật không xâm lấn như tán sỏi túi mật qua da bằng laser. 

Hiện nay, chưa có nhiều bệnh viện thực hiện tán sỏi túi mật qua da và bác sĩ cũng ít chỉ định do hiệu quả điều trị không cao, hầu hết chỉ giải quyết được vấn đề nhất thời, tỷ lệ sót sỏi lớn và không thể ngăn ngừa được sỏi tái phát. 

- Mổ sỏi túi mật:

Nếu sỏi túi mật nhiều viên gây viêm hay mắc cả sỏi và polyp túi mật thì các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên cắt túi mật. 

Trước đây, cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ hở. Các bác sĩ sẽ rạch một vết lớn trên bụng, bệnh nhân phải nằm viện dài ngày hơn, đau hơn và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Ngày nay, cắt bỏ túi mật được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi ổ bụng. Do các cơ vùng bụng không bị cắt khi lấy sỏi túi mật qua nội soi nên bệnh nhân ít đau đớn hơn và có ít biến chứng sau phẫu thuật hơn so với phẫu thuật hở. Nhưng nếu túi mật đang bị viêm nhiễm, hoặc có sỏi mật lớn, các phương pháp mổ mở ổ bụng để cắt bỏ túi mật được khuyến khích.

Một câu hỏi phổ biến từ nhiều người bệnh khi có chỉ định này từ bác sĩ là mổ sỏi túi mật hết bao nhiêu tiền? Theo ghi nhận thì chi phí mổ thường dao động từ 10-30 triệu tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ cũng như mức độ hưởng bảo hiểm y tế của người bệnh. 

Nhược điểm chung của các phương pháp điều trị Tây y là tỷ lệ tái phát sỏi cao, do không giải quyết được nguyên nhân sinh sỏi. 

Ngoài ra, khi không còn túi mật, mật tiết từ gan đổ trực tiếp vào ruột non, và đôi khi có thể dẫn đến tiêu chảy. Vì mật không được dự trữ tại túi mật nên toàn bộ lượng dịch mật tiết ra sẽ đổ vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự thích nghi sau một thời gian, người bệnh có thể hạn chế được bằng cách hạn chế ăn chất béo trong bữa ăn hàng ngày.

Chính vì phẫu thuật chỉ được xem là giải pháp cuối cùng nên nhiều người bệnh băn khoăn rằng sỏi túi mật bao nhiêu thì mổ hay sỏi túi mật có nên mổ không. 

Các chuyên gia gan mật đầu ngành đều tư vấn rằng kích thước sỏi túi mật không phải nguyên nhân chính dẫn đến chỉ định mổ. Sỏi túi mật to nhưng chưa gây biến chứng thì không cần mổ, còn sỏi túi mật nhỏ nhưng gây hậu quả khó lường thì nên phẫu thuật sớm. Người bệnh chỉ nên mổ khi sỏi đã gây triệu chứng thường xuyên hoặc biến chứng nghiêm trọng, có thể để lại di chứng cho sức khỏe.

Phương pháp nội soi cắt túi mật được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi túi mật

Chữa sỏi túi mật bằng Đông y

Quan điểm của Đông y cho rằng con người là một thể thống nhất và cân bằng, hoạt động của hệ thống gan mật cũng tương tự như vậy, theo tác động hai chiều, tương hỗ nhau. Việc điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của cả hệ thống mới có thể giải quyết triệt để các nguyên nhân gây sỏi. Vì thế, cách xử lý sỏi túi mật từ Đông y không những hướng đến điều trị triệu chứng mà còn cải thiện chức năng gan mật, điều hòa rối loạn và phòng sỏi tái phát.

Qua nhiều nghiên cứu, các thầy thuốc đã làm sáng tỏ công dụng của 8 thảo dược như Nhân trần, Diệp hạ châu (tăng cường chức năng gan); Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Chỉ xác (lợi mật, tăng tiết dịch mật); Sài hồ, Hoàng bá (kháng khuẩn, kháng viêm) trong việc điều trị bệnh gan mật. Sự phối hợp này không những mang lại lợi ích trước mắt là bài sỏi, giảm triệu chứng (nếu có), phòng ngừa biến chứng, mà về lâu dài còn tác động được vào yếu tố nguyên nhân để ngăn ngừa sỏi túi mật tái phát.

8 vị thuốc đông y trị sỏi túi mật hiệu quả, đã có nghiên cứu tác dụng

Ngoài 3 cách điều trị sỏi túi mật kể trên, một số mẹo dân gian được lưu truyền dưới đây cũng đang được áp dụng:

- Chữa sỏi túi mật bằng quả sung: Dùng quả sung khô đã sao vàng hạ thổ sắc nước uống, duy trì đến khi tan sỏi.

- Chữa sỏi túi mật bằng đu đủ xanh: Quả đu đủ bỏ vỏ và bỏ hạt, sau đó xoa muối đều lên khắp thịt quả và đem chưng, dùng liên tục đến khi tan sỏi.

 Ưu điểm của các mẹo này này là nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm là chỉ được truyền miệng chứ chưa có nghiên cứu xác thực hiệu quả. Rất nhiều người sử dụng phản hồi tác dụng không như mong muốn. Một số thì lại gặp các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Sỏi túi mật khám ở đâu? Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt?

Dù để khám hay mổ sỏi túi mật, bạn cũng nên lựa chọn những bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Một số gợi ý cho bạn như sau: Bệnh viện 103, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhân dân, bệnh viện Đại học y...

Sỏi túi mật nên ăn gì để giảm đau, tránh sỏi tăng kích thước?

Lưu ý quan trọng nhất trong chế độ ăn sỏi túi mật mà người bệnh cần ghi nhớ là nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo xấu như da và nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng, thịt bò… cũng như các món chế biến theo kiểu chiên xào nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được triệu chứng khó chịu sau mỗi bữa ăn và ngăn sỏi túi mật tăng kích thước.

Nhiều người bệnh cũng băn khoăn sau cắt sỏi túi mật kiêng ăn gì để ngăn sỏi tái phát. Trên thực tế, chế độ ăn trước và sau khi cắt sỏi túi mật không khác biệt nhiều. Chỉ có điều ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh cần ăn ít chất xơ trước và xem đáp ứng của cơ thể, sau đó mới tăng dần lượng chất xơ để tránh táo bón, đầy trướng, khó tiêu.

Biết được sỏi túi mật ăn gì và kiêng gì giúp người bệnh sống hoà bình với bệnh

Biết được sỏi túi mật ăn gì và kiêng gì giúp người bệnh sống hoà bình với bệnh

Ngoài một chế độ ăn khoa học, người bệnh cũng cần duy trì thói quen tập luyện thể thao hàng ngày để cải thiện vận động đường mật, hỗ trợ điều trị và phòng sỏi túi mật tái phát.

Sỏi túi mật điều trị không khó nhưng rất khó điều trị dứt điểm. Điều trị sỏi túi mật bằng phương pháp đông – tây y kết hợp chính là một xu hướng mới hiệu quả và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

BTV Đông Tây

Nguồn: medicinenet.com, webmd.com, bpac.org.nz 

Bình luận