Phần lớn vàng da không phải là bệnh, mà là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau, với đặc điểm chung là sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu. Trừ trường hợp vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, thì các thể vàng da đều là dấu hiệu sớm để phát hiện những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Nguyên nhân chính gây vàng da là do bệnh gan mật

Vàng da là tình trạng nhuốm màu vàng ở da, niêm mạc và củng mạc (tròng trắng) mắt, do bilirubin vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường trong máu. Bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) vốn dĩ là sản phẩm phân hủy của hemoglobin (nhân sắc tố của hồng cầu). Khi các tế bào hồng cầu chết đi, bilirubin được phân tán vào máu, rồi nhờ gan chuyển hóa và bài tiết vào dịch mật. Khi dịch mật bị ứ lại, bilirubin không được đào thải ra ngoài, thấm vào máu làm vàng da. Nồng độ bilirubin càng cao, da sẽ càng có xu hướng đậm màu hơn và chuyển dần sang màu nâu.

Các nguyên nhân gây vàng da

Ngoài các bệnh về gan mật, vàng da có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, sự chết đi hàng loạt của hồng cầu,…

Các bệnh về gan:

- Viêm gan cấp tính: như viêm gan siêu vi, nhiễm độc gan do thuốc, làm giảm khả năng liên hợp để đài thải ra ngoài của bilirubin, dẫn đến bilirubin tích tụ trong máu.

- Viêm gan mạn tính: bao gồm viêm gan B, viêm gan C và viêm gan tự miễn. Viêm gan mạn tính có thể dẫn đến sẹo và xơ gan, gây ứ mật trong gan, cuối cùng gây vàng da.

 Các bệnh lý về gan mật là nguyên nhân chính gây vàng da

Các bệnh lý về gan mật là nguyên nhân chính gây vàng da

Các bệnh đường mật:

- Viêm đường mật, xơ viêm đường mật, viêm túi mật… đều có thể ngăn chặn sự dịch chuyển của dịch mật, khiến nó bị ứ lại trong gan, tràn vào máu và thấm vào niêm mạc.

- Tắc nghẽn đường mật: thường do sỏi mật, hoặc ung thư gan, ung thư đường mật… gây cản trở sự lưu thông của dịch mật.

- Những bất thường trong đường ống dẫn mật như: u nang ống mật chủ, hẹp đường mật bẩm sinh có thể làm dòng chảy của mật bị gián đoạn cũng là nguyaan nhân gây vàng da.

Tăng sản xuất bilirubin:

Một số bệnh gây tăng sản xuất bilirubin như thiếu máu tan huyết hay bệnh hồng cầu lưỡi liềm, làm phá hủy các tế bào hồng cầu và giải phóng lượng lớn bilirubin vào máu.

Bệnh gan do rượu:

Chất ethanol hoặc lượng nhỏ methanol lẫn trong rượu có thể được gan chuyển hóa thành các chất độc gây tổn hại cho gan, dẫn tới một số bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan,… làm suy giảm chức năng sản xuất, bài tiết và lưu thông dịch mật của gan, khiến bilirubin bị ứ lại trong máu.

Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh lao, thuốc kháng virus… có thể gây viêm đường mật, viêm gan, tăng men gan, ứ mật và/hoặc vàng da. Nếu là do tác dụng phụ của thuốc, hầu hết người bệnh sau khi ngừng thuốc, màu da sẽ trở về bình thường.

Vàng da sơ sinh:

Vàng da có thể xảy ra ở hầu hết trẻ mới sinh ngay từ ngày thứ 2 - 7, đến ngày thứ 10 – 15, da sẽ tự hết vàng. Sau thời gian trên nếu vàng da không hết, kèm theo các triệu chứng như trẻ ngủ li bì, bú rất ít, sốt cao, quấy khóc, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện sớm bệnh gan mật nếu có.

Các triệu chứng xảy ra khi bị vàng da

Ngoài vàng da, niêm mạc mắt, bilirubin tăng còn làm xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:

- Nước tiểu đậm màu do có một phần bilirubin bị đào thải ra ngoài qua con đường này.

- Phân bạc màu chủ yếu do tắc nghẽn dịch mật, làm bilirubin không thể xuống được ruột.

- Ngứa có thể xảy ra khắp cơ thể do sắc tố có trong dịch mật thấm vào máu.

- Giảm cân.

- Nôn, sốt.

- Chán ăn, đầy chướng, chậm tiêu.

Một số triệu chứng cảnh báo nghiêm trọng hơn:

- Cổ trướng: chất dịch tích tụ trong ổ bụng gây hiện tượng cổ trướng, thường gặp ở người bị bệnh viêm gan nặng, ung thư gan…

- Rối loạn đông máu: dễ bị xuất huyết hoặc bầm tím.

- Bệnh não gan: là tình trạng rối loạn ý thức, hành vi có thể dẫn đến hôn mê vì suy chức năng gan. Nguyên nhân là do các độc tố không được gan chuyển hóa và đào thải, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương.

- Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa: huyết áp trong tĩnh mạch đưa máu đến gan tăng cao dẫn đến xuất huyết thực quản, có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều trị và phòng ngừa vàng da như thế nào?

Khi nghi ngờ bị vàng da, bạn nên sớm đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

- Điều trị nguyên nhân: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Ví dụ:

+ Vàng da do sỏi mật, điều trị hướng vào nguyên nhân cụ thể là loại bỏ sỏi.

+ Trong trường hợp ống dẫn mật bị tắc nghẽn, người bệnh được chỉ định một số phương pháp can thiệp nội, ngoại khoa nhằm làm thông dòng chảy dịch mật.

- Điều trị triệu chứng: ngứa là triệu chứng điển hình khi bị vàng da ứ mật, có thể được cải thiện bằng cholestyramin đường uống.
 

 Khi nghi ngờ bị vàng da, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh

Khi nghi ngờ bị vàng da, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh

Bác sĩ rất khó đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc phòng ngừa vàng da, do không chỉ có một nguyên nhân làm phát sinh bệnh. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:

- Không sử dụng quá nhiều rượu, bia.

- Duy trì chỉ số cân nặng phù hợp.

- Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B.

- Nên ăn nhiều chất xơ, rau quả, uống nhiều nước. Hạn chế các thực phẩm chức nhiều dầu mỡ, cholesterol.

Sử dụng thêm một số hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên như Uất kim, Chi tử,… cũng là một trong những giải pháp giúp làm giảm tình trạng vàng da do tăng cường chức năng gan; tăng vận động đường mật và tăng chất lượng dịch mật, từ đó giảm ứ mật tại gan, đồng thời phục hồi lại các tế bào gan bị tổn thương.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Trích nguồn:

http://www.merckmanuals.com
http://www.medicalnewstoday.com
http://www.nhs.uk/conditions
BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận