Tắc mật (tắc ống mật, tắc nghẽn đường mật) là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng xơ gan, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn máu… Bằng cách hiểu rõ về bệnh, bạn sẽ giảm được các rủi ro này.

Mật được sinh ra từ các tế bào gan và đươc dự trữ ở túi mật một phần, phần còn lại đi trực tiếp từ gan qua ống mật chủ, xuống tá tràng. Dịch mật chứa muối mật, cholesterol, bilirubin và một số sản phẩm chuyển hóa của cơ thể, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo. Khi thức ăn xuống ruột non sẽ kích thích túi mật co bóp và bơm một lượng mật xuống ruột để tiêu hóa thức ăn.

Tắc mật (tắc ống mật, tắc đường mật hay tắc nghẽn đường mật) là tình trạng đường ống dẫn mật bị chặn lại bởi một vật cản nào đó, khiến mật không thể xuống được ruột non.

Nguyên nhân gây tắc ống mật

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây tắc mật. Khi sỏi xuất hiện trong túi mật, ống mật chủ hay đường dẫn mật trong gan, chúng có thể khiến dịch mật không thể lưu thông và bị ứ trệ. Tình trạng này trong y học hiện đại được gọi là tắc mật do sỏi.

Ngoài ra, một số bệnh lý, yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây tắc ống mật:

  • Xơ gan, viêm gan
  • U nang hay polyp ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan.
  • Tiểu xơ viêm đường mật, ung thư đường mật.
  • Phẫu thuật túi mật hay chấn thương vùng bụng gây hẹp ống dẫn mật.
  • U tụy, u đường tiêu hóa di căn đến hệ thống mật.
  • Trứng sán lá gan hay giun chui ống mật

Sỏi mật là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tắc mật

Sỏi mật là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tắc mật

Tắc mật có biểu hiện như thế nào?

Khi đường mật bị tắc nghẽn, dịch mật sẽ tràn vào máu và đi vào các mao mạch dẫn đên các triệu chứng điển hình như: buồn nôn, nôn, ngứa, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm, sốt cao kèm theo ớn lạnh (do tắc mật kéo dài dẫn đến viêm đường mật).

Bên cạnh đó, người bệnh bị tắc ống mật có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Đau hạ sườn phải (vùng bụng góc phần tư phía trên bên phải), tuy nhiên trường hợp bệnh ác tính đường mật lại không xuất hiện các cơn đau.
  • Giảm cân, nổi hạch, đi ngòai ra máu: có thể bị tổn thương do các khổi u.
  • Cổ trướng hoặc tuần hoàn bàng hệ: dấu hiệu của tắc mật trong gan, xơ gan ở mức độ trung bình đến nặng.

Chủ quan với tắc mật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy gọi ngay tới số 0981.238.218 để được chuyên gia tư vấn về cách ngăn chặn và điều trị tắc mật hiệu quả.

Cách chẩn đoán tắc nghẽn đường mật

Để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng tắc mật, người bệnh cần tiến hành một số xét nghiệm sinh hóa máu và siêu âm sau:

  • Bilirubin máu: Tắc mật do bất kì nguyên nhân nào thường gây tăng bilirunbin huyết thanh. Tuy nhiên chỉ số này cũng tăng trong một số trường hợp như tan máu, viêm gan...
  • Phosphatase kiềm: Chỉ số báo hiệu tình trạng tắc mật, tuy nhiên không thể chẩn đoán được nuyên nhân gây tắc mật là tại gan hay ngoài gan.
  • Men gan (AST, ALT): Thường được chỉ định xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý về gan, mật. Nếu chỉ tắc mật thì các chỉ số này tăng nhẹ nhưng nếu viêm đường mật thì men gan tăng cao rõ rệt.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ tắc nghẽn đường mật và tình trạng viêm, nhiễm trùng đường mật.
  • Siêu âm ổ bụng: Có thể xem được hình ảnh túi mật và có độ chính xác lên đến 95% trong việc phát hiện sỏi đường mật, giãn ống mật chủ.
  • Nội soi mật tuy ngược dòng: Nếu tắc đường mật ở sâu trong mô gan hoặc trường hợp tắc mật cấp thì 2 phương pháp trên không thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Và bắt buộc phải can thiệt phương pháp phẫu thuật ngoại khoa nội soi mật tụy ngược dòng để chẩn đoán và điều trị.
  • Chụp đường mật qua da, chụp cộng hưởng từ mật tụy: Áp dụng trong trường hợp ung thư đường mật hay sử dụng không thành công phương pháp nội soi mật tuy ngược dòng.

Tắc mật nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi xuất hiện 1 trong những triệu chứng điển hình của bệnh thì nên sớm khám tại chuyên khoa tiêu hóa ở bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Khi có biểu hiện tắc mật, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán, điều trị

Phương pháp điều trị tắc đường mật

Mục tiêu trong điều trị tắc mật là giải quyết nguyên nhân gây bệnh, làm giảm sự tắc nghẽn và chống viêm, nhiễm khuẩn đường mật. Cụ thể, một số phương pháp được sử dụng trong điều trị tắc ống mật là:

  • Nội soi mật tụy ngược dòng để cắt bỏ túi mật nếu do sỏi túi mật hoặc lấy sỏi nếu do sỏi ống mật chủ.
  • Nội soi hay khơi thông đường mật qua da để mở rộng ống mật bị tắc hẹp do khối u, ung thư.
  • Đặt stent đường mật nếu tắc mật do khối u tuyến tụy.

Người bệnh tắc nghẽn đường mật có thể được sử dụng thuốc. Tuy nhiên đa phần là các thuốc kháng sinh để giảm viêm. Các thuốc giúp làm tan sỏi mật Tây Y ít được dùng do hiệu quả không cao, dễ tái phát.

Nghiên cứu cho thấy sự có mặt của một số thảo dược Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo có thể hỗ trợ làm tăng vận động đường mật, kháng viêm, bào mòn sỏi, rất thích hợp với những người bị ứ mật do sỏi mật. Thực tế, 8 thảo dược kể trên cũng đã được nhiều người sử dụng và cho hiệu quả hỗ trợ ngoài mong đợi. 

Nếu bạn đang bị sỏi mật - đối tượng có nguy cơ cao tắc nghẽn đường mật - hãy gọi ngay tới số 0981.238.218 để được chuyên gia tư vấn về 8 thảo dược hỗ trợ bào mòn sỏi, ngăn ngừa biến chứng tắc mật.

Tắc nghẽn đường mật có thể phòng ngừa bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện. Người bệnh nên giảm ăn chất béo bão hòa, mỡ động vật và thay thế bằng dầu thực vật hay dầu cá. Ngoài ra, người bệnh nên:

  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế ăn đường, thực phẩm ngọt như nước ngọt có gas, bánh kẹo… vì đường có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
  • Tăng cường rau xanh chẩt xơ vì nó chứa hàm lượng cao chất xơ giúp phòng ngừa sỏi mật.
  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi nhiều một chỗ để tăng vận động đường mật, tăng lưu thông dịch mật và tăng cường sức khỏe toàn trạng.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Tắc ống mật là nguyên nhân chính gây vàng da và là biến chứng nguy hiểm thường xảy ra sau khi mắc sỏi mật. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng mà cần chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biên tập viên Đông Tây

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận