Ung thư túi mật là bệnh khá hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh.

Ung thư túi mật là gì?

Ung thư túi mật là ung thư xuất phát từ các tế bào ở túi mật. Túi mật là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, nằm ở ổ bụng bên phải, ngay dưới gan. Đây là nơi lưu trữ và điều tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo.

Ung thư túi mật có khá nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào các tế bào bị ảnh hưởng. 85% số bệnh nhân ung thư túi mật là do sự nhân lên bất thường của các tế bào tuyến trong niêm mạc túi mật (ung thư tế bào tuyến - adenocarcinoma). 15% còn lại bắt đầu từ các dạng tế bào khác nhau như: tế bào vảy hình thành lớp niêm mạc túi mật (ung thư tế bào vảy), tế bào cơ túi mật (ung thư mô liên kết – sarcoma)...

Hình ảnh mô tả khối u túi mật (ung thư túi mật)

Hình ảnh mô tả khối u túi mật (ung thư túi mật)

Nguyên nhân gây ung thư túi mật

Nguyên nhân chính xác vì sao các tế bào túi mật phát triển bất thường hiện chưa biết rõ. Tuy nhiên một số yếu tố sau được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật:

  • Bị sỏi mật, viêm túi mật: 80% số người bị ung thư túi mật có sỏi mật hoặc túi mật bị viêm lúc chẩn đoán. 
  • Túi mật sứ (canxi lắng đọng ở thành túi mật), xơ viêm đường mật, u nang ống dẫn mật, polyp túi mật.
  • Tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị hoặc con cái) mắc ung thư túi mật
  • Nhiễm vi khuẩn thương hàn (Salmonella)
  • Tuổi cao, phụ nữ.

Ngoài ra, béo phì, hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất công nghiệp chứa nitrosamine có thể gây tổn hại DNA (thông tin di truyền trong tế bào) và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật.

Nếu bạn đang bị sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, hãy nhấc máy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.218 để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp, giúp giảm nguy cơ ung thư túi mật.

Triệu chứng của ung thư túi mật

Ung thư túi mật thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên một số người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sớm như:

  • Đau bụng: thường ở phần trên bên phải bụng.
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Vàng da, vàng mắt: Nếu khối ung thư phát triển đủ lớn, nó có thể chặn các ống dẫn mật, gây ứ mật, làm cho bilirubin (chất làm cho dịch mật có màu vàng) trong máu tăng cao và gây vàng da, vàng mắt.
  • U cục ở bụng: Ung thư túi mật khiến túi mật sưng to, tạo thành cục u ở bụng. Khối u này có thể được phát hiện khi khám lâm sàng hoặc bằng siêu âm.
  • Ăn kém ngon miệng, giảm cân, sốt, ngứa da, nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt hay chứa nhiều dầu mỡ.

Các triệu chứng ung thư túi mật thường dễ nhầm lẫn với biểu hiện của sỏi mật và nhiều bệnh gan mật khác. Do đó nhiều người bệnh khi chẩn đoán đã vào rơi vào ung thư túi mật giai đoạn cuối.

Ung thư túi mật dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác

Ung thư túi mật dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác

Chẩn đoán ung thư túi mật

Nếu bạn đến khám bệnh với các triệu chứng nghi ngờ bị ung thư túi mật, bác sĩ sẽ thăm khám để chẩn đoán theo trình tự như sau:

Bước 1: Sàng lọc các yếu tố liên quan đến gia đình.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng: Chủ yếu kiểm tra vùng bụng để xác định những bất thường nếu có như: u cục, đau hoặc tích tụ dịch. Da và mắt sẽ được kiểm tra xem có màu vàng bất thường không. Các hạch bạch huyết cũng được khám để tìm khối u có thể xuất hiện nếu ung thư túi mật đã lây lan đến các hạch này.

Bước 3: Làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

  • Xét nghiệm máu: bilirubin máu, albumin, phosphatase kiềm, men gan (AST, ALT, GGT) giúp xác định bất thường nếu có ở túi mật, ống dẫn mật và gan. Các chất chỉ điểm khối u như CEA và CA 19-9 cũng được kiểm tra bởi đa số người bị ung thư túi mật sẽ có nồng độ các chất này trong máu cao.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm để tái hiện hình ảnh của cơ quan nội tạng có thể giúp phát hiện một nửa số bệnh nhân ung thư túi mật. Siêu âm có thể được kết hợp với nội soi ổ bụng để tăng độ chính xác.
  • Chụp cắt lớp (CT): có thể giúp xác định khối u bên trong túi mật, ngay cả khi khối u đã di căn ra ngoài. Phương pháp cũng giúp các bác sĩ biết được các khối u đã lan rộng đến gan, ống mật hoặc các hạch bạch huyết gần đó hay chưa.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp tốt nhất trong chẩn đoán ung thư, cho phép phát hiện khối u ngay cả khi nó đã xâm nhập vào gan hoặc mới chỉ phát triển trong túi mật.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Ống nội soi được đặt qua cổ họng, xuống thực quản, dạ dày và ngược lên ống mật chủ. Một lượng nhỏ các chất cản quang được tiêm vào để giúp “vẽ” lại các đường đi của ống dẫn mật, phát hiện hẹp hoặc tắc nghẽn ống mật nếu có. Nội soi còn giúp lấy được mẫu tế bào hoặc dịch trong người bệnh nhân không cần qua phẫu thuật.

Cuối cùng, nếu như các xét nghiệm trên không thể giúp khẳng định ung thư túi mật, người bệnh sẽ được chỉ định làm sinh thiết.

Siêu âm ổ bụng có thể giúp phát hiện ung thư túi mật

Siêu âm ổ bụng có thể giúp phát hiện ung thư túi mật

Ung thư túi mật sống được bao lâu?

Tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư ống mật ngoài gan giai đoạn đầu là 30%. Con số này ở bệnh nhân ung thư ống mật trong gan là 15%. Nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u thì tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm là 40% và bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn.

Điều trị ung thư túi mật

Cũng như nhiều loại ung thư khác, việc điều trị ung thư túi mật cần một liệu trình phù hợp, trong đó cần được cân nhắc nhiều yếu tố như: sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, mức độ ung thư tiến triển, cơ hội chữa bệnh, tác dụng phụ của điều trị… Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Nếu ung thư mới phát triển ở giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u. Nếu ung thư đã lan rộng, các phẫu thuật giảm nhẹ có thể được xem xét để làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống người bệnh như: đặt stent đường mật, phẫu thuật bắc cầu (bypass mật).
  • Xạ trị: Nếu kích thước khối u quá lớn hoặc nó nằm ở vị trí không thuận lợi thì xạ trị sẽ giúp làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngược lại, nếu sau phẫu thuật, tế bào ung thư vẫn có khả năng còn sót lại thì xạ trị sẽ được sử dụng để tiêu diệt chúng, nhằm ngăn ngừa ung thư tái phát.
  • Hóa trị: Người bệnh có thể được chỉ định uống hoặc tiêm truyền thuốc, thường kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật để hạn chế ung thư tái phát. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh nếu như ung thư đã ở giai đoạn muộn.
  • Liệu pháp giảm nhẹ: sử dụng thuốc giảm đau mạnh như morphine.

Điều trị ung thư túi mật càng sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao

Điều trị ung thư túi mật càng sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao

Phòng ngừa ung thư túi mật

Chủ động kiểm soát các bệnh lý, yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư túi mật là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Theo đó bạn cần:

  • Ăn một chế độ ăn tốt cho túi mật và gan: nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, giảm mỡ động vật, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
  • Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày để túi mật và đường mật co bóp tốt hơn.
  • Uống nhiều nước, tẩy giun định kỳ 6 - 12 tháng/lần.

Một số giải pháp từ thiên nhiên cũng rất hữu ích trong việc phòng ngừa ung thư túi mật là sử dụng bài thuốc 8 thảo dược quý: Uất kim (nghệ), Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Theo các thầy thuốc, 8 thảo dược này có tác dụng tăng cường chức năng gan mật, giúp tăng lưu thông dịch mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư túi mật hiệu quả.

Bài thuốc này còn đặc biệt phù hợp với những người bệnh sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật. Bởi ngoài giúp phòng ngừa ung thư túi mật, bài thuốc còn hỗ trợ bào mòn sỏi, giảm viêm, ngăn polyp túi mật phát triển. 

Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc 8 thảo dược tốt cho gan mật, bạn có thể gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.218.

Ung thư túi mật là một căn bệnh “hiếm gặp bao nhiêu” thì “nguy hiểm bấy nhiêu”. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm sớm là cách tốt nhất giúp bạn chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Biên tập viên Đông Tây

Bình luận