[Giải đáp] Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Làm sao để tránh phẫu thuật
Sỏi mật và những biến chứng khó lường
Sỏi túi mật có nguy hiểm hay không?
Sỏi túi mật nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, gây ra đau đớn kéo dài. Biến chứng sỏi túi mật gồm:
Viêm túi mật cấp
Do sỏi túi mật gây tắc dịch mật lưu thông ra vào túi mật, đồng thời di chuyển cọ xát khiến niêm mạc túi mật bị tổn thương và gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm túi mật cấp (viêm sỏi túi mật).
=> Dấu hiệu nhận biết biến: đau đớn dữ dội phía trên bên phải vùng bụng, có thể kéo dài đến vài tiếng. Kèm theo đó, người bệnh sẽ bị sốt cao, tim đập nhanh, nôn mửa.
Viêm phúc mạc
Dịch mật bị tắc nghẽn do sỏi túi mật có thể gây ra áp lực lên đường mật. Hệ thống đường mật bị tổn thương, dịch mật chứa chất độc được thải từ gan lúc này sẽ thấm vào phúc mạc gây viêm, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng ổ bụng và hoại tử đường ruột.
=> Dấu hiệu nhận biết: Đau bụng, căng bụng, đầy trướng, sốt, buồn nôn, chán ăn…
Viêm phúc mạc - Biến chứng sỏi túi mật hoặc biến chứng sau mổ sỏi mật
Nhiễm trùng huyết
Sau khi sỏi túi mật gây nhiễm trùng tại mật, gan và những bộ phận liên quan có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Biến chứng của bệnh sỏi túi mật này có thể khiến suy các tạng và thậm chí dẫn đến tử vong. Trong một vài trường hợp hy hữu, nhiễm trùng huyết cũng là biến chứng sau mổ sỏi túi mật mà người bệnh có thể gặp phải.
=> Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao trên 38 độ C. Kèm theo đó là rét run, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nôn mửa...
Ung thư túi mật
Tuy là biến chứng hiếm gặp nhưng sỏi túi mật vẫn có thể trở nên nguy hiểm và gây ung thư túi mật. Điều nguy hiểm hơn là ung thư túi mật ít có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn tiến triển, có thể chỉ là cảm giác đau bụng hay đầy trướng. Khi phát hiện thường đã vào giai đoạn muộn và người bệnh sẽ phải cắt bỏ túi mật.
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp thường là biến chứng sỏi ống mật chủ hay sỏi gan. Tuy nhiên, nếu sỏi kích thước nhỏ thoát ra khỏi túi mật, rơi xuống đường mật và gây tắc nghẽn tại ngã ba mật tụy, làm ứ trệ dịch tuỵ thì vẫn có khả năng gây viêm tuỵ cấp.
=> Dấu hiệu nhận biết: Người bệnh sẽ bị đau quặn bụng, cứng vùng bụng phía trên rốn, sốt cao, tiêu chảy liên tục, ăn không ngon, nôn và mệt mỏi.
Viêm tuỵ cấp là biến chứng sỏi túi mật cực kỳ nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Dù có may mắn chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 do chức năng tuyến tuỵ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tắc đường ruột
Tắc đường ruột diễn ra khi sỏi túi mật di chuyển vào ruột và chuyển thành sỏi mật ruột. Biến chứng này tuy khó gặp nhưng có thể gây hoại tử ruột và thủng ruột rất nguy hiểm.
Lúc đó, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội theo từng cơn đột ngột, tần suất lặp lại nhiều lần, mỗi lần đau từ 2 – 3 phút. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị nôn, bụng căng, gõ bụng vang, bí đại tiện, trung tiện…
Tắc ruột là một trong những biến chứng của bệnh sỏi túi mật
Phòng ngừa biến chứng sỏi túi mật và tránh phẫu thuật
Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh sỏi túi mật, bào mòn sỏi và hạn chế phẫu thuật, xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng thảo dược. Cụ thể hơn là các thảo dược Uất kim, Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác và Diệp hạ châu.
Bát bảo thảo dược cho người sỏi túi mật
So với các phương pháp giúp bài sỏi không phẫu thuật khác, sử dụng 8 thảo dược có nhiều ưu điểm:
- Đã được kiểm chứng về hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước sỏi túi mật.
- Có tác dụng với nhiều kích thước sỏi, kể cả sỏi túi mật nhỏ 3mm hay kích thước lớn hơn 7mm, 8mm, 10mm, 11mm...
- An toàn, không gây tác dụng phụ trên gan thận tiêu hóa khi dùng lâu dài.
- Có tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật nên không chỉ giúp bài sỏi, cải thiện triệu chứng, ngăn biến chứng mà còn giúp phòng sỏi tái phát.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được toàn bộ về Sỏi túi mật có nguy hiểm không. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!
Bình luận