Sỏi đường mật trong gan, thường tiến triển âm thầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy làm sao để tan sỏi không cần phẫu thuật và ngăn ngừa sỏi tái phát hiệu quả. Hãy đọc ngay bài viết sau.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan hình thành do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Ký sinh trùng như giun đũa, sán lá gan cư trú trong đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, hình thành nhân sỏi từ trứng và xác giun.
  • Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh lý như xơ nang, thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm,... ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin, dẫn đến hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thực đơn nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, ít chất xơ là nguyên nhân tiềm ẩn cho sỏi đường mật trong gan.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao nếu có người thân mắc sỏi đường mật trong gan.
  • Tăng cholesterol: Nồng độ cholesterol cao trong máu tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
  • Béo phì: Đây là yếu tố nguy cơ cao, đặc biệt ở phụ nữ.
  • Tiền sử bệnh gan mật: Viêm gan, viêm đường mật,... làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Sỏi đường mật trong gan do rối loạn chuyển hóa nội tiết

Sỏi đường mật trong gan do rối loạn chuyển hóa nội tiết

Dấu hiệu nhận biết sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan thường âm thầm trong giai đoạn đầu. Khi sỏi phát triển hoặc di chuyển gây tắc nghẽn đường mật, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

  • Đau bụng dữ dội: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải, có thể lan đến vai phải, lưng hoặc sau xương bả vai. Cơn đau quặn thắt và kéo dài hàng giờ.
  • Đau nhức đầu: Đi kèm buồn nôn và nôn.
  • Sốt: Kèm theo rét run, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường mật.
  • Vàng da, vàng mắt: Do bilirubin tích tụ trong máu khi đường mật bị tắc nghẽn.
  • Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu: Bilirubin không thể bài tiết vào phân, dẫn đến phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu.
  • Buồn nôn, nôn: Do thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn do tắc nghẽn đường mật.
  • Giảm cân: Do chán ăn và khó tiêu.

Đau hạ sườn phải do sỏi đường mật trong gan

Đau hạ sườn phải do sỏi đường mật trong gan

Các phương pháp tán sỏi hiện nay

Hiện nay, y học hiện đại cung cấp nhiều phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan như:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc hòa tan sỏi nhỏ, thường là acid ursodeoxycholic (UDCA). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả với sỏi cholesterol nhỏ trong túi mật.
  • Thủ thuật tán sỏi qua đường mật: Dùng dụng cụ đưa vào đường mật để tán sỏi thành viên nhỏ, sau đó lấy ra bằng đường nội soi hoặc qua da. Áp dụng cho sỏi nhỏ trong ống mật chủ hoặc ống mật nhánh.
  • Phẫu thuật cắt túi mật: Loại bỏ túi mật và sỏi khi sỏi nằm trong túi mật hoặc quá lớn, không thể tán sỏi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ ống gan: Áp dụng khi sỏi nằm sâu trong ống gan và không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
  • Chèn stent: Sử dụng stent để mở rộng đường mật, giúp thoát bilirubin ứ đọng.

Phẫu thuật tán sỏi qua đường mật

Phẫu thuật tán sỏi qua đường mật

Tuy nhiên, bất cập hiện nay là nhiều người bệnh sau khi tán sỏi chỉ sau 1-2 năm là tái phát sỏi đường mật trong gan ở cùng một vị trí hoặc các vị trí khác nhau. Do đó, xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị sỏi mật được các chuyên gia và người bệnh tin tưởng.

Tán sỏi bằng thảo dược tránh tái phát, ngừa phẫu thuật

Để tán sỏi đường mật trong gan, ngăn chặn các biến chứng giúp người bệnh hạn chế phẫu thuật, xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng thảo dược. Cụ thể hơn là các thảo dược Uất kim, Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác và Diệp hạ châu.

Bát bảo thảo dược cho người sỏi túi mật

Bát bảo thảo dược cho người sỏi túi mật

So với các phương pháp giúp bài sỏi không phẫu thuật khác, sử dụng 8 thảo dược có nhiều ưu điểm:

  • Đã được kiểm chứng về hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước sỏi túi mật.
  • Có tác dụng với nhiều kích thước sỏi, kể cả sỏi túi mật nhỏ 3mm hay kích thước lớn hơn 7mm, 8mm, 10mm, 11mm...
  • An toàn, không gây tác dụng phụ trên gan thận tiêu hóa khi dùng lâu dài.
  • Có tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật nên không chỉ giúp bài sỏi, cải thiện triệu chứng, ngăn biến chứng mà còn giúp phòng sỏi tái phát.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được toàn bộ về “Sỏi đường mật trong gan - Làm sao để tan sỏi”. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

 

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận