Ở giai đoạn 0-3 tuổi, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển trí não và chiều cao. Do đó, nếu để trẻ không ngủ đủ giấc kéo dài sẽ gây ra một loạt những hậu quả lớn tới sức khỏe. Vì vậy để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, cha mẹ hãy tìm hiểu 5 tác hại khi trẻ thiếu ngủ cũng như những biện pháp giúp khắc phục tình trạng này. 

Nguyên nhân trẻ bị thiếu ngủ là gì?

Thông thường trẻ cần ngủ khoảng 16-20 tiếng mỗi ngày nhưng trên thực tế nhiều trẻ ngủ ít hơn số tiếng quy định. Trẻ ngủ dưới 10 tiếng mỗi ngày được coi là thiếu ngủ và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. 

Nguyên nhân trẻ bị thiếu ngủ là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu ngủ bao gồm:

  • Trẻ bị đói

Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không thể chứa được nhiều thức ăn, trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ không được cho bú đủ thì khả năng cao trẻ sẽ ngủ không sâu và dễ thức giấc.

  • Trẻ bị ướt tã

Tã ướt là nguyên nhân dễ khiến trẻ không thoải mái và dễ thức giấc.

  • Trẻ bị ốm

Dưới 3 tuổi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch, trẻ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khiến trẻ mệt mỏi và bú kém, các tác nhân dẫn tới việc khó ngủ không thể tránh khỏi ở trẻ.

  • Trẻ hụt thiếu vi chất

Thiếu hụt vi chất là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, ngủ không đủ. Trong đó phần lớn trẻ dưới 3 tuổi bị thiếu hụt canxi, gây cảm giấc bứt rứt khó chịu khiến trẻ ngủ hay bị giật mình, không sâu và khồng đủ giấc.

Trẻ thiếu ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì?

Các chuyên gia từ Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) và Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) cho biết khi trẻ thiếu ngủ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ xấu về sức khỏe.

Trẻ thiếu ngủ kéo dài gây hậu quả khôn lường

Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ phải đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) rất lớn. Trẻ mắc hội chứng này thường khó tập trung, hay quên, khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển trí não, học tập và các mối quan hệ của trẻ. 

Ngủ không đủ giấc kéo dài khiến trẻ vận động kém, chậm phát triển chiều cao

Hormone tăng trường GH được sản sinh nhiều nhất khi trẻ ngủ, làm tăng khối lượng cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển của xương. Trẻ thiếu ngủ đồng nghĩa với lượng hormone này được tiết ra ít ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, sức vóc của trẻ. 

Thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

Khi trẻ thiếu ngủ các hormone đảm nhiệm vai trò kiểm soát khẩu vị và phân hủy glucose bị thay đổi làm tăng nguy cơ cao bị tăng cân và béo phì. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nếu kéo dài. 

Tăng khả năng mắc các bệnh viêm đường hô hấp

Trẻ thiếu ngủ, ngủ ít sẽ làm giảm chức năng của tế bào T,  loại tế bào miễn dịch đảm nhận vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn từ môi trường ngoài. Vì vậy trẻ ngủ ít nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường.

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ ngon và đủ giấc?

Mẹ có thể giúp bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc và phát triển tuyệt vời hơn bằng những điều sau:

Bổ sung vitamin D3 ngay từ sau sinh

Thiếu canxi khiến trẻ khó chịu, bứt rứt như kiến bò trong xương là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ khó ngủ, ngủ ít, quấy khóc. Nhưng bản chất trẻ không hề thiếu, mà là không thể hấp thu được canxi trong sữa mẹ. Do vậy ngay từ sau sinh cần bổ sung đủ vitamin D3, giúp hỗ trợ hấp thu canxi tối ưu để trẻ ngủ ngon và đủ giấc

Ngoài ra bổ sung vitamin D3 đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ bởi vitamin D có vai trò trong cả hệ miễn dịch. 

Các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung vitamin D3 kết hợp lợi khuẩn để con có thể hấp thu D3 dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm nhỏ giọt cho trẻ em bổ sung 2 thành phần này trong 1 chai, rất tiện lợi cho mẹ. Mẹ hãy tìm hiểu cho con dùng nhé!

Nhỏ giọt D3 Bebugold- Hỗ trợ tăng sức đề kháng

Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm

Trẻ sơ sinh chưa thể phân định rõ ngày và đêm, thường dẫn tới sự xáo trộn về giấc ngủ. Do vậy mẹ có thể giúp trẻ phân biệt bằng cách mở cửa vào ban ngày để ánh nắng tràn vào nhà cũng như chơi với trẻ nhiều hơn. Ngược lại, về đêm thì mọi thứ sẽ được giữ yên tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ và đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng cho trẻ đi vào giấc ngủ.

Đảm bảo trẻ ăn no

Trẻ thường quấy khóc và ít ngủ thường là do bị đói, do vậy cần chú ý quan sát và canh chừng thời điểm cho trẻ ăn để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, điều này sẽ giúp trẻ có giấc ngủ dài và sâu hơn. 

Thay tã thường xuyên

Tã ướt cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó chịu dẫn tới thức giấc. Kiểm soát được điều này cũng chính là tạo ra môi trường dễ chịu cho trẻ ngủ sâu hơn.

Tạo môi trường ngủ thích hợp

Môi trường ngủ phù hợp với trẻ là rất quan trọng, nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ kém. Nhiệt độ phù hợp là khoảng 26 độ và độ ẩm là 60%.  Ngoài ra cần cho trẻ ngủ nơi ít ánh sáng, tiếng ồn, và duy trì 1 nơi ngủ nhất quán.

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giải đáp được vấn đề thiếu ngủ ở trẻ. Mẹ đừng chủ quan mà hãy quan sát các dấu hiệu để có thể khắc phục kịp thời nhé! Và mẹ đừng quên bổ sung vitamin D3 kèm lợi khuẩn để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con nhé!

Bình luận