Coversyl là một trong các thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, suy tim từ nhẹ đến nặng. Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu tác dụng phụ, dưới đây là điều bạn cần ‘nằm lòng” khi dùng thuốc.

Coversyl là một trong các thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, suy tim từ nhẹ đến nặng. Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu tác dụng phụ, dưới đây là điều bạn cần ‘nằm lòng” khi dùng thuốc. 

Thuốc hạ huyết áp Coversyl thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE.

Thuốc hạ huyết áp Coversyl thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE.

Coversyl là thuốc gì?

Coversyl (Perindopril) 5mg, 10mg là thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển ACE thường được chỉ định cho người bệnh tăng huyết áp, suy tim sung huyết từ nhẹ đến vừa.

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzym tham gia vào quá trình chuyển đổi Angiotensin I thành Angiotensin II – chất gây co mạch. Nhờ vậy thuốc có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, đặc biệt là chống suy tim và cải thiện chức năng tim, phòng nguy cơ tái phát sau nhồi máu cơ tim.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với 2 dạng hàm lượng phổ biến là thuốc Coversyl 5mg và thuốc Coversyl 10mg. Ngoài ra, còn có thuốc Coversyl plus 5mg/1.25mg và Coversyl plus 10mg/2.5mg là dạng phối hợp với thuốc lợi tiểu Indapamide nhằm làm tăng hiệu quả lợi tiểu và giảm huyết áp. 

Hiện nay, bạn có thể mua các loại thuốc Coversyl tại các nhà thuốc khi có đơn của bác sĩ với giá thành như sau:

  • Coversyl 5mg: 175.000 đồng/ hộp 30 viên
  • Coversyl 10mg: 260.000 đồng/ hộp 30 viên
  • Coversyl plus 5mg/1.25mg: 250.000 đồng/ hộp 30 viên
  • Coversyl plus 10mg/2.5mg: 300.000 đồng/ hộp 30 viên.

Hướng dẫn cách dùng thuốc huyết áp Coversyl 

Coversyl hay bất cứ loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch nào đều cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý tăng/giảm liều hay ngưng thuốc đột ngột để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Coversyl được chỉ định tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh cụ thể.

  • Điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu và liều duy trì thường là 5mg mỗi ngày. Nếu cần thiết có thể tăng liều lên 10mg sau một tháng điều trị. Riêng với người bệnh cao tuổi (trên 65 tuổi) nên dùng liều khởi đầu là 2,5mg mỗi ngày. Sau 1 tháng điều trị có thể điều chỉnh liều lên 5mg/ ngày. Sau đó, nếu cần thiết liều dùng có thể tăng lên 10mg mỗi ngày.
  • Điều trị suy tim sung huyết: Liều dùng khởi đầu là 5mg mỗi ngày. Sau 2 tuần điều trị có thể tăng liều lên 10mg/ ngày (liều tối đa). Riêng với người bệnh trên 65 tuổi nên dùng liều khởi đầu là 2,5mg mỗi ngày. Sau 1 tuần điều trị có thể tăng liều lên 5mg/ ngày và sau đó 1 tuần có thể tăng lên 10mg/ ngày.

Người bệnh cần uống thuốc Coversyl theo đúng liều bác sĩ kê đơn

Người bệnh cần uống thuốc Coversyl theo đúng liều bác sĩ kê đơn

Cách uống

Người bệnh nên uống thuốc tăng huyết áp Coversyl trước bữa ăn sáng một lần duy nhất trong ngày. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu dưới sự chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả giảm huyết áp.

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều dùng của thuốc chẳng hạn như trọng lượng cơ thể, các thuốc đang sử dụng. Do đó, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều dùng. Khi lỡ quên 1 liều, bạn không được uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, mà hãy bỏ qua nó và tiếp tục với lịch uống thuốc như thường lệ.

Nếu bạn đang dùng Coversyl điều trị tăng huyết áp, suy tim nhưng vẫn chưa kiểm soát được huyết áp hay tình trạng bệnh, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách dùng thuốc chi tiết nhất!

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Tác dụng phụ của Coversyl và cách xử trí

Tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng bất kỳ thuốc tây y nào kể cả Coversyl. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mà người bệnh có thể gặp các tác dụng bất lợi khác nhau ở nhiều mức độ.

Ho khan

Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc Coversyl và là lý do khiến một số người bệnh phải thay đổi sang thuốc khác. 

Nếu bị ho nhẹ, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể theo dõi chứ không cần giảm liều hay ngưng dùng thuốc. Bởi ngoài giúp hạ huyết áp, Coversyl còn có một tác dụng cực kỳ quan trọng là bảo vệ nội mạc mạch máu, từ đó giảm nguy cơ biến cố tim mạch cho bạn. 

Còn trong trường hợp ho nặng, hãy báo cho bác sĩ để được chỉ định thay thế thuốc khác (thường là thuốc ức chế thụ thể Angiotensin - thuốc này ít gây ho khan nhưng lại không có tác dụng bảo vệ mạch máu).

Nếu bị ho khan nặng khi dùng Coversyl, hãy gọi cho bác sĩ

Nếu bị ho khan nặng khi dùng Coversyl, hãy gọi cho bác sĩ

Hạ huyết áp quá mức

Tác dụng phụ hạ huyết áp (biểu hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, ù tai…) thường xảy ra sau liều đầu tiên hoặc khi tăng liều Coversyl và gia tăng ở những người đang áp dụng chế độ ăn giảm muối, tiêu chảy, nôn mửa; sử dụng thuốc hạ áp khác…. Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên uống liều đầu tiên trước khi đi ngủ.

Phù mạch

Mặc dù không phổ biến nhưng phù mạch lại là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở các thuốc ức chế men chuyển, bao gồm cả Coversyl. Khi gặp bất kỳ biểu hiện nào như: sưng mặt, lưỡi, cổ họng, thanh quản... bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ này.

Các tác dụng phụ khác

  • Rối loạn chức năng thận: Xảy ra nặng hơn nếu phối hợp với các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc hạ huyết áp Aliskiren. Nếu bạn có bệnh thận, việc hiệu chỉnh liều và giám sát chức năng thận là đặc biệt cần thiết.
  • Suy giảm chức năng gan: Khi sử dụng thuốc, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc… hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan.
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, chuột rút…

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ huyết áp Coversyl

Ngoài việc dùng thuốc Coversyl đúng thời gian và đúng liều lượng, người bệnh cần nắm rõ thêm một số lưu ý sau để tránh gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc:

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Coversyl

Nếu bạn có tiền sử phù mạch (phù Quincke), bị hẹp động mạch thận, bệnh thận, đang lọc máu, tiểu đường, bị tăng kali máu, giảm bạch cầu, chuẩn bị phải phẫu thuật gây mê… bạn cần thận trọng khi dùng Coversyl. Tốt nhất, bạn hãy chia sẻ chi tiết tình trạng và tiền sử bệnh của mình cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lại và đưa ra liều dùng phù hợp với bạn nhất.

Người bị bệnh thận cần thận trọng hơn khi sử dụng Coversyl

Người bị bệnh thận cần thận trọng hơn khi sử dụng Coversyl

Các thuốc có thể tương tác xấu với Coversyl

Coversyl có thể gây tương tác làm tăng tác dụng phụ, giảm hiệu quả khi dùng kết hợp với một số thuốc sau:

Thuốc điều trị bệnh tim mạch

Khi sử dụng Coversyl cùng với các thuốc có tác dụng hạ huyết áp khác như thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…), nhóm chẹn beta giao cảm ( propranolol, atenolol)… và đặc biệt là thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide; người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Vì vậy, khi gặp phải biểu hiện chóng mặt, choáng váng thậm chí ngất xỉu, bạn nên ngồi xuống hoặc nằm cho tới khi các triệu chứng không còn, sau đó liên hệ ngay với bác sĩ để xử trí kịp thời.

Kết hợp Coversyl với các thuốc hạ áp đối kháng thụ thể Angiotensin II (telmisartan, valsartan…), heparin, thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren…  có thể làm kali huyết tăng cao, với các triệu chứng rối loạn nhịp tim, tê hoặc ngứa ở bàn tay, bàn chân… Do đó, bạn cần được kiểm tra nồng độ Kali máu thường xuyên và báo cho bác sĩ ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Thuốc điều trị tiểu đường

Coversyl có thể làm giảm tác dụng của insulin và các thuốc điều trị tiểu đường khác. Nhưng cũng có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Vì thế, người bệnh đái tháo đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên ở những tuần đầu tiên sử dụng thuốc này.

Coversyl có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường

Coversyl có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường

Thuốc điều trị gout và ức chế miễn dịch

Giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có thể xảy ra khi dùng Coversyl cùng các thuốc trị gút như allopurinol, thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine…

Do đó khi kết hợp với các thuốc này, bạn cần được xét nghiệm máu thường xuyên. Đặc biệt khi bạn gặp bất kỳ vấn đề về thận, bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng, loét miệng, xuất hiện các vết bầm tím … hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

Những thức ăn cần tránh trong quá trình dùng Coversyl

Do thuốc có tác dụng làm tăng kali huyết nên người bệnh cần hạn chế các món ăn chứa nhiều Kali như chuối, măng tây, đậu bắp và  các rau họ cải như bắp cải, cải bó xôi, súp lơ…trong bữa ăn hằng ngày.

Ngoài ra bạn cũng cần tránh các thực phẩm có thể gây hại cho hệ thống tim mạch khác như thực phẩm giàu chất béo (thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ da nội tạng động vật), thực phẩm nhiều muối, đường tinh chế...

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích khi sử dụng Coversyl trong việc kiểm soát huyết áp và điều trị các bệnh tim mạch. Nếu còn băn khoăn về thuốc Coversyl hay trong điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết!

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Tham khảo: medbroadcast, netdoctor, drugs

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận