Đau ngực là một trong những triệu chứng được người bệnh chú ý nhiều nhất, triệu chứng này cũng có thể báo hiệu tình trạng bệnh nguy hiểm tính mạng đó là nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều bệnh cảm có triệu chứng đau ngực nhưng không phải bệnh nhồi máu cơ tim, các bệnh này đôi khi cũng gây nguy hiểm không kém.

Đau ngực do suy mạch vành và nhồi máu cơ tim cấp

Đau ngực do suy mạch vành
Đau ngực do suy mạch vành

Đau ngực do suy mạch vành có một số đặc điểm giúp phân biệt với các đau ngực do nguyên nhân khác:

- Vị trí đau ngực thường sau xương ức, ít khi đau một điểm mà thường đau theo vùng. Cơn đau có thể lan từ sau xương ức lên cằm, cổ, cánh tay hoặc xuống thượng vị hay ra sau lưng. Trong nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy đau ngực do suy vành hay đau nhiều ở giữa ngực rồi lan lên vai trái xuống cánh tay trái.

- Đặc điểm của cơn đau hay được bệnh nhân mô tả là cảm giác đè nặng hay ép sâu, thắt lại hoặc đau nhói như dao đâm. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh có hoạt động gắng sức, rối loạn cảm xúc (mừng vui hoặc buồn) hoặc những trường hợp tăng nhu cầu oxy cơ tim (nhịp nhanh, cơn tăng huyết áp…).

- Thời gian của cơn đau thường khoảng vài phút hoặc kéo dài nhưng không quá 30 phút (có tác giả cho rằng dưới 20 phút). Cơn đau sẽ giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi, ngưng gắng sức hoặc ngậm thuốc nitrat.

Nhồi máu cơ tim cấp mô tả sự phát triển tình trạng thiếu máu và hoại tử của một phần cơ tim. Đây là một hội chứng lâm sàng gây ra do sự mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim đưa đến hậu quả tổn thương mô cơ tim, gồm có cơn đau thắt ngực mạnh và kéo dài hơn bình thường, biến đổi điện tâm đồ đặc trưng của tổn thương, hoại tử và sự tăng men đặc thù của cơ tim hoại tử trong huyết thanh.

Trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thì triệu chứng đau ngực giống nêu trên nhưng mạnh mẽ hơn: cường độ của cơn đau rất dữ dội có thể gây sốc, không đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành ngâm, thời gian cơn đâu thường kéo dài trên 20 phút, có thể hàng giờ hay hàng ngày. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực mà chỉ có dấu hiệu: Suy tim sung huyết, phù phổi cấp, bệnh cảnh đột quỵ, đột tử, ngất, thuyên tắc mạch ngoại vi…

Đau ngực trong viêm màng ngoài tim

Đau ngực trong viêm màng ngoài tim

Đau ngực thường nặng lên khi bệnh nhân nằm và sẽ giảm đi khi bệnh nhân ngồi cúi người ra trước, đau thường liên tục và cảm giác rát. Tuy nhiên cần thận tọng phân biệt với nhồi máu cơ tim cấp vì viêm màng ngoài tim có thể biến chứng nhồi máu cơ tim cấp. Các bất thường điện tâm đồ của viêm màng ngoài tim cấp có thể tương tự nhồi máu cơ tim cấp. Siêu âm tim có thể giúp đánh giá đối với viêm màng ngoài tim có tràn dịch, không thấy rối loạn vận động vùng.

Đau ngực trong viêm cơ tim cấp

Triệu chứng đau ngực cũng tương tự nên chẩn đoán phân biệt khá khó khăn vì tương tự dấu hiệu giữa viêm màng ngoài tim và nhồi máu cơ tim về lâm sàng và điện tâm đồ. Tuy nhiên, siêu âm ít giúp ích vì cả viêm cơ tim và nhồi máu cơ tìm đều có thể có rối loạn chức năng thất trái lan tỏa. Lúc này cần khai thác kỹ bệnh lý viêm cơ tim: khởi phát âm ỉ từ từ, thường có tiền sử hội chứng nhiễm siêu vi trước đó, xét nghiệm có hiện tượng viêm rõ.

Đau ngực trong bóc tách động mạch chủ cấp tính

Đau ngực đột ngột dữ dội lan ra sau lưng. Nếu bóc tách lan về phía gốc động mạch chủ có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp cùng lúc. X quang cho thấy trung thất rộng ra. Siêu âm có thể phát hiện bóc tách ở đoạn gần của động mạch chủ trên, siêu âm qua thực quản rất có giá trị giúp chẩn đoán. Chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, thậm chí chụp động mạch chủ là những tham dò tốt giúp thầy thuốc phân biệt.

Đau ngực do thuyên tắc phổi

Đột ngột bệnh nhân khó thở nhanh nông xuất hiện cùng lúc với đau ngực, ho ra máu mà không có biểu hiện của phù phổi giúp gợi ý thuyên tắc phổi. Điện tâm đồ là hình ảnh tâm phế cấp. Siêu âm giúp loại trừ các rối loạn vận động vùng, xác định xem có tăng gánh thất phải hay không.

Đau ngực không điển hình lầm với bệnh cấp cứu bụng ngoại khoa

- Viêm đường mật cấp: có thể đau giống nhồi máu cơ tim cấp, thậm chí hai bệnh có thể có cùng lúc. Đau hạ sườn phải, sốt, tăng bạch cầu giúp gợi ý viêm đường mật cấp.

- Viêm tụy cấp: đau thượng vị có thể nhầm lẫn nhồi máu cơ tim vùng dưới. Tính chất liên quan ăn uống, nôn ói nhiều, xét nghiệm amylase máu và amylase niệu tăng cao, siêu âm bụng thấy tụy phù nề giúp gợi ý viêm tụy cấp.

- Các bệnh khác cũng có thể lầm như: thủng dạ dày, cơn đau dạ dày cấp, giun chui ống mật…

Tạp chí "Thuốc &Sức khỏe" – Số 456

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận