Bệnh cơ tim - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim

Có nhiều bệnh cơ tim khác nhau và được chia thành 3 nhóm bệnh như sau:

Bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn thường không rõ nguyên nhân và hậu quả là làm mất dần chức năng co bóp của cơ tim, làm giảm phân suất tống máu, làm tăng thể tích cuối tâm trương thất trái và cuối cùng dẫn đến suy tim.

Chẩn đoán xác định khi có dấu hiệu suy giảm chức năng tâm thu và giãn buồng thất trái. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra từ từ làm bệnh nhân thích ứng tốt, vì vậy có rất nhiều trường hợp tuy chức năng tâm thu thất trái đã giảm nhiều nhưng bệnh nhân vẫn có ít triệu chứng lâm sàng.

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh chưa rõ nguyên nhân gây ra, hậu quả làm phì đại cơ tim mà không có sự giãn các buồng tim. Chức năng tâm thu thất trái thường trong giới hạn bình thường nhưng các thành tim co bóp mạnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi.

Bệnh cơ tim phì đại có tính chất gia đình là bệnh di truyền theo tính trạng trội. Ở người lớn, nguyên nhân luôn luôn do gen di truyền. Bởi vì hầu hết các trường hợp sẽ chuyển gen cho 50% con của họ và điều đó là phần quan trọng tích lũy gen bệnh trong gia đình.

Thiếu máu cục bộ cơ tim

Tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi một động mạch dẫn đến tim bị chít hẹp hoặc bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn làm cho 1 phần cơ tim không được nuôi dưỡng bởi máu giàu oxy và dưỡng chất. Biểu hiện chủ yếu là những cơn đau thắt ngực điển hình: đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái. Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ mà không có hoặc ít cảm giác đau, những trường hợp này được gọi là thiếu máu cục bộ im lặng.

benh-co-tim

Bệnh cơ tim - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim.

Bệnh cơ tim có thể được ngăn chặn?

Mặc dù bệnh cơ tim là một trong những bệnh ít gặp. Tuy nhiên, việc nhận thức mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng là rất quan trọng để có thể phát hiện bệnh kịp thời

Nên kiểm tra tiền sử gia đình của bạn để tìm hiểu nếu bạn có nguy cơ. Thậm chí nếu không có ai trong gia đình bạn có bệnh cơ tim, bạn cần phải biết những dấu hiệu cảnh báo như:

• Khó thở không rõ nguyên nhân

• Đầy hơi

• Bất tỉnh

• Đau ngực

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng trên hãy nói với bác sĩ của bạn. Ngoài ra, bởi vì uống quá nhiều rượu, ăn thức ăn không có vitamin thích hợp, và tiếp xúc với các chất độc đều có thể gây bệnh cơ tim, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách sống một lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Ths.DS. Lê Thị Diễm Hồng

Bình luận

  • Lam thi kim sang
    Lam thi kim sang - Gửi lúc 17:40 05/06/2016
    -Thưa bác sĩ! Em là Sang hien em da co 2 be,be lon da 2,5tuoi va manh khoe.Còn be sau chua duoc 2thang,luc moi sinh be duoc 2 tuan thi be nhap vien vi tim tai toan than,bac si chuan doan be bi viem phoi nang va than chung dong mach.be duoc chuyen len nhi 1 ,vua roi be duoc thong tim va bac si co noi be bi type 3 gi do em khong biet nhung nghe noi la khó.vay cho em hoi be co kha nang phau thuat khong a?va ty le thanh cong la bao nhieu? Hien be con nam vien.em cam on bac si!
    • dongtay.net.vn
      Chào bạnThân chung động mạch là khuyết tật tim hiếm gặp lúc mới sinh (bẩm sinh). Nếu không chữa trị, thân chung động mạch có thể gây tử vong trong năm đầu tiên sau sinh. Phẫu thuật để sửa chữa tim và các mạch máu trước khi bé được 2 tháng tuổi thì tỷ lệ thành công khá cao.Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật thành công, thì bé vẫn có nguy cơ gặp một số các biến chứng nguy hiểm như : tăng áp lực động mạch phổi tiến triển, hở van tim, suy tim…Do đó, sau khi phẫu thuật, bé cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt suốt phần đời còn lại. Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo một số hoạt động cần giới hạn với trẻ. Đồng thời, bạn phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để tăng cường sức đề kháng của bé tránh các bệnh cơ hội. Chúc bé luôn khỏe mạnh!