Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?
Chào bạn,
Hở van tim có nguy hiểm không? Là nỗi băn khoăn, lo lắng của tất cả những người bệnh bị hở van tim và những người thân của họ. Mặc dù hở van tim, ít nhiều đều làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, nhưng mức độ nguy hiểm của hở van tim còn phụ thuộc vào các vấn đề sau:
- Tùy thuộc vào mức độ hở: Mức độ hở van được chia làm 4 mức độ chính, đó là hở van tim ¼, 2/4; ¾; 4/4, càng lên cao, mức độ càng nặng. Riêng hở van tim ¼ ở van 2 lá, van 3 lá, không kèm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi... thì đó là hở van sinh lý không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi định kỳ.
- Tùy thuộc vào van nào bị hở: Nếu cùng một mức độ hở van, mức độ nguy hiểm sẽ xếp theo thứ tự. Chẳng hạn như hở van động mạch chủ 1/4 sẽ nguy hiểm hơn hở van tim 2 lá 1/4. Hở van 3 lá sẽ nhẹ hơn hở van 2 lá. Vì nó liên quan đến áp lực máu đi qua van ở mỗi lần tim bơm máu.
- Tùy thuộc vào việc hở một van hay hở nhiều van cùng lúc. Trong tim có 4 van tim, mỗi van được xem như cánh cửa ngăn cách giữa các buồng tim và đóng mở nhịp nhàng mỗi khi tim co bóp để máu lưu thông theo một chiều nhất định. Khi van tim bị hở, máu được bơm ra khỏi buồng tim lại bị trào ngược trở lại một phần và làm rối loạn hoạt động bơm máu của tim. Khi có nhiều van tim cùng hở sẽ làm tăng áp lực cho tim và làm tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp.
Hở van tim kèm với các bệnh tim mạch khác sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm. Nếu hở van tim xuất hiện đồng thời với các bệnh tim mạch khác như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim... mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ tăng thêm nhiều. Đặc biệt là hở van tim đi kèm với rối loạn nhịp thì sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ đột quị, thuyên tắc động mạch phổi, ngưng tim, choáng ngất.
Có lẽ hiện tại bạn đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của người thân của mình, nhưng vì dữ liệu của bạn gửi cho chúng tôi quá ít, không đủ cơ sở để tư vấn chi tiết hơn. Do vậy, chúng tôi chỉ đưa ra các vấn đề chung để bạn tham chiếu.
Còn đối với, câu hỏi của bạn về bệnh hở van tim có chữa được không? Và việc điều trị như thế nào, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khi đã hở van tim sẽ không có thuốc nào làm cho van tim hết hở và trở lại như cũ, nhưng thuốc và các phương pháp điều trị khác như can thiệp sửa van hay thay van sẽ giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa hở van tiến triển và phòng chống các biến chứng do hở van gây ra.
Chữa bệnh hở van tim bằng điều trị nội khoa – tức dùng thuốc sẽ được ưu tiên đầu tiên.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc làm giảm huyết áp – nếu hở van do tăng huyết áp
- Thuốc giảm đau thắt ngực – nếu có bệnh mạch vành, tăng huyết áp đi kèm
- Thuốc chống loạn nhịp – nếu có nhịp tim nhanh, trống ngực, hồi hộp
- Thuốc chống đông máu nhằm làm giảm nguy cơ huyết khối do hở van
- Thuốc lợi tiểu dùng cho các trường hợp bị phù chi, phù phổi
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ cho ngườ bệnh sử dụng 1 hay nhiều nhóm thuốc trên.
Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe ÍCH TÂM KHANG để giúp làm tăng hiệu quả điều trị
Mặc dù, Ích Tâm Khang không phải là thuốc, chỉ là sản phẩm hỗ trợ, nhưng nhiều người bệnh lại được hưởng lợi khi dùng kết hợp với các thuốc điều trị. Lợi ích lớn nhất của Ích Tâm Khang với bệnh van tim, đó là: Làm giảm áp lực lên van tim, giúp máu ra vào tim dễ dàng hơn. Đồng thời giúp giảm khó thở, mệt, phù do tim, phòng ngừa ngừa suy tim do bệnh hở van tim.
Chữa bệnh hở van tim bằng can thiệp, phẫu thuật: sửa van, thay van
Việc này chỉ được thực hiện khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Mặc dù vậy thì việc sửa van hay thay van không có nghĩa là hở van tim đã khỏi hoàn toàn. Việc phẫu thuật chỉ giúp người bệnh chuyển từ trạng thái bệnh nặng sang một trạng thái bệnh nhẹ hơn. Sau thay van tim tim người bệnh vẫn cần dùng thuốc điều trị lâu dài để duy trì kết quả phẫu tuật và tuổi thọ cho van tim.
Ăn uống, tập thể dục và tránh nhiễm khuẩn khi bị hở van
Vấn đề này cũng là mục tiêu quan trọng trong điều trị hở van tim. Bạn cần lưu ý với người thân về việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau và trái cây tươi. Giảm ăn chất béo, giảm bớt mặn trong đồ ăn, tăng thời gian nghỉ ngơi, nhưng cần thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn. Cần giữ gìn sức khỏe để tránh bị nhiễm bệnh đường hô hấp, vì làm tăng nguy cơ tổn thương van tim.
Nếu sức khỏe của người thân của ban đang ổn định, bạn chỉ cần nhắc nhở cô ấy cần tái khám định kỳ hoặc khám ngay khi các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe 3 - 6 tháng/lần; đừng để cô ấy suy nghĩ quá nhiều, luôn khiến cô ấy vui vẻ, thoải mái.
Với phần giải đáp này, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã giải tỏa được phần nào sự băn khoăn về bệnh hở van tim có nguy hiểm không? Hở van tim có chữa được không? Nếu bạn cần giải đáp thêm về bệnh hay các vấn đề có liên quan, bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi tại đây hoặc gọi cho chúng tôi theo số:
Chúc hai bạn luôn mạnh khỏe!
Bình luận