Suy tim là tập hợp các triệu chứng cuối cùng của các bệnh tim mạch, vậy biến chứng của suy tim là gì? Bệnh nhân suy tim có thể sống được bao lâu kể từ khi phát hiện bệnh?

Suy tim để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng đáng kể tới tuổi thọ của người bệnh, bởi vậy mà suy tim gần như được coi là cửa tử. Nhưng người bệnh suy tim vẫn có thể kéo dài được tuổi thọ nếu điều trị tích cực và đúng cách. Dưới đây là tư vấn của Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội tim mạch Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội giúp người bệnh hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Suy tim gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Hậu quả của suy tim là tim không có khả năng đáp ứng nhu cầu bơm máu và đảm bảo nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Vì vậy, người bệnh giảm khả năng gắng sức, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường xuyên bị khó thở, mệt triền miên kèm theo đau ngực, ho, phù nếu ở giai đoạn nặng thời gian sống bị giảm đi. Chính điều này khiến người bệnh cần nhập viện điều trị suy tim nhiều lần. Không những thế người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng đe dọa tới tính mạng, điển hình như tình trạng nhồi máu cơ tim do sự ứ trệ tuần hoàn làm hình thành nên cục máu đông, rung nhĩ. Lâu dần cấu trúc cơ tim sẽ bị biến đổi đáng kể, có thể khiến các van tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đóng mở không còn nhịp nhàng.

Suy tim sống được bao lâu, ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh như thế nào?

Suy tim có ảnh hưởng tới sự sống của người bệnh, nhưng không phải người bệnh mắc suy tim nào cũng có tuổi thọ ngắn. Có những trường hợp suy tim từ lúc phát hiện triệu chứng đến giai đoạn nặng khởi phát rất nhanh, nhưng cũng có những người lại sống được rất lâu, thậm chí là sống thọ. Điều này phụ thuộc vào tuổi và nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân này là cấp hay mạn tính, phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với điều trị, phụ thuộc vào các bệnh lý khác kèm theo như bệnh nhân suy tim kèm suy thận, suy gan, tổn thương cơ quan khác kèm theo mà thời gian sống sẽ tiên lượng khác nhau. Bởi vậy mà tuổi thọ của mỗi người bệnh suy tim sẽ không giống nhau.

Để chung sống khỏe mạnh và lâu dài với suy tim, trước mắt người bệnh phải được điều trị tích cực. Bên cạnh thuốc điều trị, cần phải lưu ý tới chế độ ăn và tập luyện khoa học, lành mạnh và phối hợp sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ khác, điển hình như các thực phẩm chức năng để nâng cao hiệu quả điều trị.

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận