Tôi bị hẹp van 2 lá vừa và hở van tim 2 lá 2/4. Bác sĩ có trao đổi là nên thay van sớm, trước sau gì cũng phải thay van tim, nhưng tôi thì không muốn vì gia đình không có điều kiện. Cho tôi hỏi tôi có thể trì hoãn được bao lâu và tôi phải làm gì trong thời gian này?

Trì hoãn thay van tim là điều mong muốn của bất kỳ ai đã có chỉ định. Có một số trường hợp có thể trì hoãn được, có một số trường hợp nếu trì hoãn sẽ nguy hiểm. Xem những tư vấn của Bs Nguyễn Đình Hiến hướng dẫn về chỉ định phẫu thuật thay van tim.

Khi nào có chỉ định thay van tim?

Đối với chỉ định thay van 2 lá, van động mạch chủ hay van 3 lá thì tùy theo tình trạng lâm sàng của người bệnh, mức độ tổn thương van của bạn và rủi ro, lợi ích trong và sau thay van tim mà bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định thay van. Do vậy, để đưa ra chỉ định này bác sĩ cần phải trực tiếp thăm khám chứ không thể qua lời nói thuật lại. Tuy nhiên, để dễ nhớ thì nếu bạn mắc bệnh van tim, xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù g, không có đáp ứng với điều trị bằng thuốc thì cần cân nhắc để thay van.

Trường hợp nào có thể trì hoãn được thay van?

Trong một số trường hợp, hẹp hở van tim vẫn có thể trì hoãn được ca phẫu thuật này. Nhưng sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian trì hoãn thay van sẽ khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ van hở hay hẹp hoặc thương tổn có rối loạn chức năng thất trái, triệu chứng lâm sàng thế nào và mức độ giãn cơ tim và thời gian tiên lượng sống tiếp theo ra sao mà chúng ta có thể cân nhắc việc trì hoãn. Nếu người bệnh vẫn còn có đáp ứng với điều trị nội khoa và van tim chưa tổn thương nhiều, vẫn còn tận dụng được tức là bạn có thể trì hoãn thay van thêm một thời gian nữa. Còn đối với trường hợp van tim bị tổn thương, vôi hóa nặng việc trì hoãn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đó là sự hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,.. thì không nên để lâu.

Người bệnh cần làm gì trong thời gian trì hoãn phẫu thuật

Trong trường hợp gia đình bạn chưa sẵn sàng để phẫu thuật thay van thì các bác sỹ vẫn tiến hành điều trị nội khoa, ví dụ như kiểm soát tình trạng dịch, nếu bạn có xuất hiện ứ huyết thì bác sỹ có thể chỉ định các thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch hoặc là các nhóm thuốc để làm giảm các triệu chứng cho người bệnh trong thời gian chờ đợi để phẫu thuật thay van. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ điều trị tốt cho tim đã được nghiên cứu lâm sàng để giúp giảm khó thở, đau ngực, phù,… do tim, cải thiện chất lượng sống cho bạn.

Khi trì hoãn phẫu thuật thì các triệu chứng lâm sàng có thể tiến triển xấu lên nếu như bỏ qua giai đoạn chỉ định phẫu thuật phù hợp nhất, đôi khi có những trường hợp bỏ qua giai đoạn phẫu thuật tốt nhất. Các biến cố có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật đó là các tình trạng như đột quỵ, nhiễm trùng sau phẫu thuật, các tổn thương ức, rối loạn nhịp tim hoặc có một tỉ lệ rất nhỏ là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Do vậy trong thời gian trì hoãn phẫu thuật thay van tim bạn nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Nếu tình trạng sức khỏe xấu đi, bác sỹ có chỉ định thay van tim sớm thì gia đình cũng lên chuẩn bị kinh phí cũng như sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.

Bình luận