Tôi năm nay 68 tuổi, bị suy tim độ 3 và xơ vữa động mạch vành, thỉnh thoảng bị đau thắt ngực, khó thở thì có nguy cơ bị đột quỵ không? Có cách nào để phòng ngừa không?

Người bệnh suy tim độ 3 có nguy cơ đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc sức khỏe hợp lý. Sau đây là 3 cách giúp ngăn ngừa biến chứng suy tim hiệu quả.

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất đối với người bệnh suy tim độ 3

Suy tim là tình trạng trái tim bị giảm khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não có thể làm tắc mạch máu não gây ra đột quỵ, đe dọa tới tính mạng người bệnh và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Suy tim càng tiến triển nặng thì nguy cơ gặp phải biến chứng đột quỵ càng tăng cao.

Cách phòng ngừa đột quỵ và các rủi ro nguy hiểm khác

Mặc dù là biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh suy tim hoàn toàn có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và có một lối sống khoa học, lành mạnh.

Tuân thủ điều trị giúp giảm nguy cơ đột quỵ do suy tim độ 3

Người bệnh suy tim độ 3 kèm xơ vữa động mạch vành thường được sử dụng các nhóm thuốc điều trị như: thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, thuốc kiểm soát mỡ máu, thuốc chống đông… để giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, đau tức ngực, ho, phù, mệt mỏi... ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa biến chứng đột quỵ. Hãy tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, việc tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc uống không đúng liều có thể khiến suy tim độ 3 và bệnh mạch vành trở nặng hơn, có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật tim.

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và nâng cao sức khỏe.

-  Ăn nhiều cá, rau xanh và hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

- Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, mỡ và phủ tạng động vật.

- Ăn ít muối, ít đường, tập thói quen ăn nhạt.

- Tránh rượu, bia, nước ngọt có gas, giới hạn 2 lít chất lỏng mỗi ngày để tránh phù.

Tập luyện thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu

Người bệnh suy tim nên tập thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…. Tập luyện sẽ giúp trái tim được “vận động”, lưu thông khí huyết và cải thiện dần chức năng tim. Trong khi tập, người bệnh cần tập luyện với mức độ gắng sức tăng dần, theo dõi sự thay đổi của cơ thể và ngừng tập khi có biểu hiện mệt, khó thở, đau ngực. Cần khởi động trước khi tập và thư giãn, nghỉ ngơi sau khi tập. Không tắm hơi hay tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sau khi tập.

Nếu có phương pháp điều trị phù hợp cùng với chăm sóc sức khỏe một cách khoa học thì bạn sẽ không cần phải lo lắng “suy tim độ 3 có nguy cơ đột quỵ không” và hoàn toàn có thể sống lâu, sống khỏe với căn bệnh này.

Chúc bạn sức khỏe!

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận