Tôi bị huyết áp cao 3 năm nay, vẫn uống thuốc theo đơn bảo hiểm cấp. Tháng vừa rồi tôi đi khám lại được đổi sang thuốc mới, nhưng khi uống tôi bị phù chân cả tuần nay. Xin hỏi bây giờ tôi phải làm sao?

Chào bạn,

Nếu bạn đang uống thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh Canxi như Amlodipine, Felodipine, Nifedipine… thì có thể hiện tượng phù chân là tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Nguyên nhân là do thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn động mạch ngoại biên, tăng cường lưu lượng máu đến tận cùng động mạch. Cổ chân ở xa tim và ở vị trí thấp nhất cơ thể nên khả năng thu hồi máu trở về tim là khó khăn nhất nên dễ xảy ra tình trạng phù.

Khi gặp phải tác dụng phụ này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác có mắc kèm bệnh lý nào hay do tác dụng phụ của thuốc nào khác không. Dựa vào đó, bác sĩ điều trị sẽ điều chỉnh liều thuốc hay thay thế, phối hợp các thuốc điều trị khác cho bạn như thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Benazepril, Enalapril, Lisinopril, Quinapril, Perindopril...), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (Irbesartan, Losartan, Olmesartan, Telmisartan, Valsartan)... 

Cùng với thuốc điều trị, bạn tham khảo phối hợp thêm nhiều giải pháp khác nhằm kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, tăng năng lượng cho tim, giúp ổn định huyết áp và ngăn suy tim tiến triển là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo. 

Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng bải bản hay có kết quả được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị.

Nếu còn băn khoăn cần tư vấn, bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 0981.238.219.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận