Hội chứng WPW có nguy hiểm không?
Chào bạn,
Sự xuất hiện của đường dẫn truyền xung điện phụ trong trái tim, làm dẫn truyền không đi từ nhĩ xuống thất như bình thường mà đi theo con đường tắt này đã gây ra hội chứng WPW. Để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của hội chứng WPW phụ thuộc vào triệu chứng trên lâm sàng của người bệnh.
Nếu sức khỏe của mẹ bạn hoàn toàn bình thường, đôi khi gặp một vài triệu chứng dễ bỏ qua như tim đập nhanh, trống ngực thì không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi và việc dùng thuốc sẽ giúp ổn định lại nhịp tim.
Nhưng nếu triệu chứng xuất hiện dày, liên tục, với các biểu hiện đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực, khó thở, choáng ngất… thì là dấu hiệu nguy hiểm, cần điều trị tích cực tại bệnh viện hay sau khi về nhà. Hội chứng này càng trở nên nguy hiểm hơn khi người bệnh có dấu hiệu rung thất (tín hiệu đập hỗn loạn qua thất, khiến tâm thất đập nhanh và không đều), làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc tim phải hoạt động trong thời gian dài liên tục có thể dẫn tới suy tim, làm giảm trầm trọng chất lượng sống của người bệnh.
Hội chứng WPW có thể điều trị bằng thuốc, cắt đốt điện tim (RF) hoặc phẫu thuật mổ hở để triệt phá đường điện bất thường. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và việc lựa chọn giải pháp nào sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, triệu chứng mà mẹ bạn đang gặp phải.
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để tăng hiệu quả làm ổn định nhịp tim, làm giảm triệu chứng, bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn về bệnh và những sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để kết hợp trong điều trị rối loạn nhịp tim.
Bên cạnh đó, sự quan tâm dành cho người mẹ thương yêu của mình cũng sẽ là món quà động viên tinh thần, giúp bà sớm qua được giai đoạn khó khăn khi mới được chẩn đoán bệnh.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
Bình luận