Tôi đã trải qua 2 ca can thiệp đặt stent mạch vành với tổng số lượng là 4 chiếc. Sau khi điều trị, các triệu chứng đau tức ngực, mệt mỏi đã được cải thiện đáng kể. Sau 6 tháng sức khỏe ổn định, tôi bắt đầu có biểu hiện tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp… Đi khám bác sĩ cho biết bị rối loạn nhịp tim nhanh và kê thêm thuốc uống. Xin hỏi trường hợp của tôi có nguy hiểm không?

Chào bạn,

Rối loạn nhịp tim nhanh nếu xuất hiện triệu chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và xảy ra trên nền các bệnh lý mạch vành thì đều nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với thăm khám định kỳ để được theo dõi sát sao tình trạng bệnh.

Mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim sẽ được đánh giá cụ thể bởi các chuyên gia tim mạch dựa vào loại rối loạn, vị trí phát sinh nhịp. Ví dụ, rối loạn nhịp nhanh ở phần tâm nhĩ (buồng tim phía trên) thường ít nguy hiểm hơn so với tâm thất (buồng tim phía dưới). Rối loạn nhịp nhanh nếu không được điều trị và kiểm soát, có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ngừng tim đột ngột.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do rối loạn nhịp tim nhanh gây ra, ngay từ bây giờ, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bạn cần kết hợp thêm các giải pháp. Chẳng hạn như thay đổi lối sống lành mạnh, hạn chế thực phẩm béo, nhiều cholesterol, ăn tăng cường các loại trái cây và rau củ quả.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp sử dụng sớm sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, cải thiện lưu lượng máu qua tim, giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng của nhịp tim nhanh.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bình luận