Em 35 tuổi bị rối loạn nhịp tim chậm quá 40 nhịp mỗi phút, hay bị mệt, trống ngực mà uống thuốc không lên được, bác sỹ đang chỉ định đặt máy tạo nhịp. Không rõ chi phí đặt máy tạo nhịp tim là bao nhiêu và đặt 1 lần hay mấy lần ạ, bảo hiểm có chi trả không? Em xin cảm ơn.

Chào bạn,

Nhịp tim chậm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương mô tim do bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim, dị tật tim bẩm sinh, suy giáp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốt thấp khớp hay lupus, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu... Để điều trị hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân khiến cho nhịp tim của bạn xuống thấp như vậy. Tuy nhiên, việc điều trị nhịp tim chậm là tương đối khó, nếu việc dùng thuốc làm tăng nhịp tim mà ít đáp ứng thì bạn nên đặt máy tạo nhịp tim sớm để tránh biến chứng do nhịp tim chậm gây ra. Các biện pháp như tập thể dục đều đặn, có lối sống khoa học cũng giúp cải thiện nhịp tim.

Chi phí đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Việt Nam hiện nay là từ 50 triệu đồng trở lên, tuổi thọ của pin từ 5 đến 10 năm, sau thời gian này bạn sẽ phải phẫu thuật để thay pin, nhưng thủ thuật đơn giản hơn lần đầu đặt máy. Bộ máy tạo nhịp sử dụng trong phẫu thuật cấy, đặt máy tạo nhịp đặt có trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả, do vậy bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau để được hưởng quyền lợi: giấy ra viện, biên lai thu viện phí, thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng trong thời gian điều trị bệnh…

Trong vòng 1 năm đầu sau khi đặt máy tạo nhịp, bạn cần theo dõi thường xuyên, mỗi 3 tháng/lần cần quay lại bệnh viện kiểm tra và nên ghi lại một số lưu ý khi chung sống cùng máy tạo nhịp tim để máy hoạt động tốt.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Thân mến.

Bình luận

  • Trần Quốc Công
    Trần Quốc Công - Gửi lúc 22:48 23/09/2022
    Em là giáo viên. Hiện em bị bệnh tim nhịp chậm đã đặt máy tạo nhịp, nay máy đã sắp hết pin nên bác sĩ chỉ định thay máy. Vậy khi thay máy chi phí sẽ rất cao do đó số tiền viện phí đồng chi trả của em sẽ vượt quá 6 tháng lương cơ sở, trong trường hợp này em có được BHXH thanh toán lại phần chênh lệch đồng chi trả đó không? Rất mong được tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn.
      Bộ máy tạo nhịp sử dụng trong phẫu thuật cấy, đặt máy tạo nhịp đặt có trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên việc hỗ trợ bao nhiêu và thủ tục để được nhận hỗ trợ như thế nào bạn nên liên hệ lại trực tiếp với bệnh viện bạn muốn tới thực hiện để được hướng dẫn cụ thể nhất.
      Trong quá trình sử dụng máy bạn cần hạn chế một số thiết bị có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp bao gồm:
      - Điện thoại di động, nam châm: bạn cần giữ chúng cách xa máy tạo nhịp ít nhất 15 cm.
      - Dò chống trộm: Máy dò chống trộm tại các cửa hàng hay siêu thị cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp tim. Vì vậy, bạn cần tránh dừng lại nó quá lâu, hãy đi bộ qua nó một cách bình thường.
      - Máy quét kim loại cầm tay tại sân bay: hãy trao đổi trước với các nhân viên an ninh tại sân bay rằng bạn đang sử dụng máy tạo nhịp tim để họ tránh đưa máy quét kim loại tới gần bạn.
      - Máy hàn và máy cưa: đủ mạnh để can thiệp vào hoạt động của máy tạo nhịp tim, vì vậy bạn cần tránh sử dụng.
      - Một số thủ thuật y tế: như quét MRI, xạ trị, tán sỏi cũng làm gián đoạn hoạt động của máy tạo nhịp, thậm chí làm hỏng máy, vì vậy hãy thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành các biên pháp này.
      Thân mến!
  • Thu thủy
    Thu thủy - Gửi lúc 14:21 05/10/2020
    Cho e hỏi chồng e bị rối loạn nhịp tim..tim đập 58lần/1 phút vậy có nguy hiểm không ạ..
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn,Chồng bạn bị rối loạn nhịp tim mà nhịp tim ở mức 58 nhịp/phút có lẽ là chồng bạn bị ngoại tâm thu hoặc nhịp tim chậm, khi tim đập dưới mức bình thường trong thời gian đầu không sao, nhưng đến giai đoạn sau sẽ làm tim ngày càng suy yếu do thiếu máu nuôi dưỡng, các cơ quan cũng thiếu máu theo. Cuối cùng, người bệnh có nguy cơ bị suy tim, choáng ngất thường xuyên. Vì vậy, chồng bạn hãy đi khám để được điều trị kịp thời nhé.Thân mến.