Tôi 39 tuổi, bị rung nhĩ cơn thỉnh thoảng có cơn đập nhanh nhưng đang uống thuốc hàng ngày. Xin hỏi rung nhĩ cơn có nguy hiểm không?

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Xanh pôn

Rung nhĩ được chia thành rung nhĩ kịch phát, rung nhĩ cơn, rung nhĩ kéo dài và rung nhĩ dai dẳng. Đối với các trường hợp rung nhĩ cơn thì các bác sĩ sẽ sẽ cần phải tìm chính xác nguyên nhân rung nhĩ cơn và có hướng xử trí tốt nhất cho anh.

Anh năm nay 39 tuổi, rung nhĩ cơn nhưng anh đã đi khám ở đâu chưa? Nếu trong trường hợp rung nhĩ cơn có bệnh lý van tim kèm theo, các bác sĩ sẽ dựa vào các thang điểm ví dụ như thang điểm CHADS2 score để biết liệu anh có cần dùng thuốc kháng đông hay không, các thuốc dự phòng cũng như là tìm nguyên nhân để loại bỏ nguyên nhân dẫn đến tình trạng rung nhĩ cơn của anh Tuấn.

Hiện nay theo các hướng dẫn của Hội Tim mạch Việt Nam cũng như các tổ chức trên thế giới thì đối với điều trị rung nhĩ thì có hướng điều trị như sau. Thứ nhất các bác sĩ sẽ cân nhắc những yếu tố nguy cơ và dựa vào thang điểm mà tôi vừa đề cập ở trên và thang điểm CHA2DS2-VASc, tính điểm nguy cơ chảy máu để quyết định người bệnh có cần dùng thuốc chống đông hay không, vì thuốc chống đông cho người bệnh rung nhĩ là giúp ngăn ngừa nguy cơ thuyên tắc do huyết khối, do cục máu đông từ tim. Điều trị thứ 2 là người bệnh có cần phải giảm tần số thất, tần số tim hay không. Điều trị thứ 3 là có cần phải chuyển nhịp cho người bệnh hay không.

Bình luận