Nhịp xoang nhanh, hay mệt điều trị như thế nào hiệu quả?
Bạn bị nhịp xoang nhanh nhưng mới dùng thuốc 1 tuần thì chưa cải thiện được các triệu chứng nên hay mệt, hồi hộp, khó thở… thì bạn nên tiếp tục sử dụng thuốc và kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát nhịp tim. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này và cách điều trị hiệu quả.
Nhịp xoang nhanh: nguyên nhân và các biến chứng
Ở người trưởng thành bình thường, nhịp xoang tim khi nghỉ nằm trong khoảng 60 – 80 lần/phút. Nếu nhịp tim nằm ngoài khoảng an toàn này thì có thể mắc chứng rối loạn nhịp tim, như trường hợp của bạn là nhịp nhanh xoang. Nguyên nhân gây bệnh có thể do căng thẳng tâm lý quá mức hoặc do các bệnh lý tại tim (cao huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp hở van, sẹo tim).
Đối với rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp xoang nhanh, nếu không được điều trị sớm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ngưng tim, hình thành cục máu đông và thậm chí suy tim. Dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nên điều trị nhịp xoang nhanh như thế nào hiệu quả
Chứng nhịp xoang nhanh bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý và các chất kích thích. Do vậy điều bạn nên làm lúc này là:
- Tránh căng thẳng, hạn chế các chất kích thích (như trà đặc, café, thuốc lá, bia rượu).
- Nên tập hít sâu thở chậm, yoga, đi bộ, điều tiết cảm xúc để có tâm lý ổn định, thư thái.
- Ăn uống đầy đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi theo mùa, các loại hạt ngũ cốc như đậu, lạc, hạnh nhân, hạt điều
- Ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ tối thiểu 6-8 tiếng.
- Dùng kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh có chứa tinh chất Khổ sâm là cách giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận