Xin bác sỹ cho biết phương pháp đốt điện tim sử dụng trong những trường hợp nào? Và phương pháp này có điều trị được dứt điểm bệnh rối loạn nhịp tim hay không ạ?

Đốt điện tim là 1 phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất thế giới để điều trị rối loạn nhịp tim với tỷ lệ thành công trên 90%, nhưng không phải ai cũng có thể chữa khỏi rối loạn nhịp bằng phương pháp này. Bạn sẽ hiểu rõ hơn qua giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam sau đây:

Đốt điện tim là phương pháp như thế nào?

Đốt điện tim (hay còn gọi là đốt điện) là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới. Lần đầu tiên được áp dụng là cách đây đến 30 năm, và trong 30 năm qua thì phương pháp đốt điện này đã phát triển vượt bậc với rất nhiều ứng dụng thực tế trên lâm sàng. Phương pháp này nói một cách khoa học nó là phương pháp triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio can thiệp qua da.

Cụ thể là bác sỹ đưa Catheter hay gọi là dây điện cực qua đường mạch máu vào trong buồng tim để dò tìm và xác định những ổ gây rối loạn nhịp tim. Khi đã xác định được ổ rối loạn nhịp tim hay vùng tế bào bất thường gây rối loạn nhịp thì bác sỹ dùng năng lượng sóng radio để làm mất tác dụng, mất hoạt tính của những vùng tế bào của cơ tim - những ổ khởi phát loạn nhịp, khiến nó không còn có khả năng gây rối loạn nhịp tim nữa.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng đốt điện tim có tỷ lệ thành công lên đến 99%

Đốt điện tim đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm tim mạch lớn ở Việt Nam và rất hữu ích trong việc điều trị các loại rối loạn nhịp tim nhanh, ví dụ như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc nhịp nhanh thất, với tỷ lệ thành công từ 80 - 90% thậm chí đến 95-99%. Bởi vậy, nếu phát hiện sớm và áp dụng tốt biện pháp điều trị này thì thì rối loạn nhịp tim có khả năng chữa khỏi là rất cao.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chuyên gia tim mạch Ts.Bs Phạm Trần Linh về việc đốt điện tim để điều trị rối loạn nhịp tim. Hy vọng sau khi đọc bài, bạn sẽ hiểu được lợi ích của phương pháp và có thêm kiến thức về điều trị bệnh rối loạn nhịp.

Bài viết liên quan:

Những lưu ý trước và sau khi đốt điện tim

Chúc bạn sức khỏe.

Thân mến!

Bình luận