Tôi 57 tuổi, bị rung nhĩ 5 năm nay nhưng uống thuốc không đỡ, hiện được bác sỹ yêu cầu đặt máy khử rung tim. Xin hỏi liệu tôi có gặp phải nguy hiểm gì khi đặt máy. Nếu có thì nên làm gì để phòng tránh?

Đặt máy khử rung ICD giúp ngăn ngừa đột tử, ngừng tim đột ngột ở người tim đập nhanh như rung nhĩ, rung thất, người bị hội chứng Brugada... tuy nhiên nó cũng có những rủi ro nhất định. Bạn sẽ hiểu hơn về các biến chứng cũng như cách phòng tránh trong bài viết sau.

Rủi ro có thể gặp khi khi đặt máy khử rung tim ICD

Ts.Bs Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam cho biết: Khi đưa máy khử rung - một dị vật lạ vào cơ thể của mỗi người, thì chúng ta sẽ phải làm quen với cuộc sống có nó.
Trong những tuần đầu tiên, bạn có thể thấy khó chịu, cảm giác đau, không thoải mái khi phải mang máy ở trong người. Nhiễm khuẩn kéo dài có thể làm hỏng máy ... Ngoài ra, khi đặt máy, bạn có thể gặp phải rủi ro như:

- Phản ứng dị ứng với các loại thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật

- Sưng, chảy máu hoặc bầm tím tại vị trí cấy ghép

- Tổn thương tĩnh mạch dẫn ICD

- Chảy máu xung quanh tim, đe dọa đến tính mạng

- Xẹp phổi (tràn khí màng phổi)

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì nguy cơ thực sự dẫn đến tử vong do phẫu thuật cấy máy khử rung tim ICD là rất thấp - dưới 1%. Hầu hết biến chứng liên quan đến phẫu thuật thường rất nhỏ và dễ điều trị.

Cách phòng tránh biến chứng, giảm rủi ro khi đặt máy khử rung tim

Khi đã cấy máy ICD rồi thì bạn sẽ phải tránh khu vực từ trường như: bếp từ, điện thoại di động, cửa an ninh ở sân bay, siêu thị, trung tâm thương mại, tránh chụp cộng hưởng từ...

Bạn sẽ được cung cấp 1 quyển sách hướng dẫn những điều mà bạn được làm, ví dụ như khi đi qua an ninh sân bay, bạn cần đưa sổ y bạ cho nhân viên an ninh sân bay để không phải đi qua cửa từ kiểm tra xem có kim loại hay không. Khi chụp cộng hưởng từ hay chẩn đoán hình ảnh, bạn phải xin ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước, để người ta chuyển chế độ của máy thì mới có thể chụp cộng hưởng từ được. Và khi đã mang máy rồi thì cuộc sống của bạn cũng phải nhẹ nhàng hơn, tránh hoạt động gắng sức, tránh sang chấn gây tổn thương ở vị trí đặt máy và sang chấn cho trái tim, bệnh nhân phải tuân thủ chế độ sinh hoạt theo như bác sỹ chuyên khoa tim mạch hướng dẫn, Ts.Bs Phạm Trần Linh cho biết.

Trên đây là giải đáp đầy đủ của chuyên gia tim mạch cho câu hỏi của bạn về rủi ro và cách khắc phục khi đặt máy khử rung tim ICD. Bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định đặt máy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiến hành đặt máy.

Xem thêm:

Máy khử rung tim là gì? lợi ích và rủi ro khi cấy máy?

Ai cần đặt máy khử rung tim, tuổi thọ máy là bao nhiêu năm?

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận