Chào chuyên gia! Tôi năm nay 63 tuổi. Tôi mới đi khám và được kết luận là mắc chứng cuồng nhĩ. Tôi khá bất ngờ và lo lắng. Chuyên gia cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp:

Chào bạn!

Trong các dạng rối loạn nhịp tim ở tầng nhĩ, cuồng nhĩ đứng vị trí thứ 2 về mức độ phổ biến, chỉ sau rung nhĩ. Cuồng nhĩ là một rối loạn nhịp thường gặp ở những người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi…

Đa số cuồng nhĩ khởi phát đột ngột và đặc trưng bởi tốc độ co bóp tâm nhĩ rất nhanh, có thể lên tới 300-400 nhịp/phút. Tốc độ co bóp của tâm nhĩ quá nhanh ảnh hưởng đến hiệu suất tống máu của tim, làm tim không đủ thời gian bơm máu và đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Máu luẩn quẩn trong tim làm tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có thể kể đến một số biến chứng thường gặp ở người bệnh cuồng nhĩ là suy tim, nhồi máu cơ tim… Nếu cơn cuồng nhĩ xuất hiện quá thường xuyên, qua nhiều đợt nhịp nhanh liên tiếp, tâm thất có thể bị kiệt sức, điều này có thể dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó, do tâm nhĩ không co bóp được hiệu quả, máu có xu hướng ứ lại ở nhĩ, hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển theo các mạch máu lên não, gây tắc nghẽn mạch máu não và gây ra tình trạng đột quỵ. Vì thế, những người bệnh bị cuồng nhĩ sẽ phải theo dõi sức khỏe suốt đời để tránh nguy cơ đột quỵ do tắc mạch. 

Ngoài ra, cuồng nhĩ còn gây rối loạn huyết động, gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, khó thở, hụt hơi, vã mồ hôi… làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên xem thường cuồng nhĩ, hãy đi khám và điều trị sớm nhất.

Cuong-nhi-co-the-gay-ra-bien-chung-suy-tim.webp

Cuồng nhĩ có thể gây ra biến chứng suy tim

Để giúp tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim, ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ Khổ sâm. Đây là thảo dược đã được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực… do nhiều nguyên nhân như rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu, rung nhĩ, cuồng nhĩ… 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chuyên gia tim mạch

Chân-ĐT---NTV.jpg

Bình luận